Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Chữa bệnh tiểu đường với 4 bài thuốc đông y

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi những biến chứng nguy hiểm của nó, việc sử dụng bài thuốc đông y chữa tiểu đường được nhiều người tin dùng và áp dụng bởi hiệu quả mà nó đem lại.

đông y chữa tiểu đường

Đông y chữa tiểu đường


Xin giới thiệu cho bạn 4 bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả và đã được kiểm chứng bởi những người bệnh.

4 bài thuốc đông y bỏ túi chữa tiểu đường


Triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp của bệnh là: Uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân… Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng.

Đào hạnh thừa khí thang: Đào nhân 9g, đại hoàng 12g, quế chi 6g, chích thảo 6g, mang tiêu 6g sắc uống.

Tiêu khát phương: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa người (hoặc sữa bò), nước củ sen, nước sinh địa, nước gừng tươi, lượng mỗi thứ vừa đủ trộn mật ong làm nước uống hoặc ngậm nuốt.

Thược dược cam thảo thang: Bạch thược, chích cam thảo mỗi thứ 30g sắc uống. Bài thuốc này đã được nghiên cứu dùng trị cho 240 ca, kết hợp thuốc Tây 34 ca. Kết quả, số người không dùng thuốc Tây phối hợp tốt 54 ca, có kết quả 67 ca, không kết quả 17 ca. Số dùng thuốc Tây, kết quả tốt 7 ca, có kết quả 18 ca, tiến bộ 2 ca, không kết quả 7 ca.

Nhị đông thang: Thiên đông 6g, mạch đông 9g, thiên hoa phấn, hoàng cầm, tri mẫu, hà diệp mỗi thứ 3g, nhân sâm, cam thảo đều 1,5g. Sắc uống điều trị chủ yếu chứng thượng tiêu (khát nhiều) kết quả tốt.

Việc điều trị tiểu đường sẽ tốt hơn khi bạn kết hợp với chệ độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Vậy nên bạn cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Chúc bạn luôn khỏe !

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Dầu cá giúp giảm nguy cơ tiểu đường đúng không?

Một nghiên cứu mới cho thấy sản phẩm bổ sung dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Harvard phát hiện ra rằng bổ sung dầu cá làm tăng nồng độ hormon adiponectin có liên quan với độ nhạy insulin. Nồng độ hormone này trong máu cao hơn cũng liên quan với giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành một phân tích gộp gồm 14 thử nghiệm lâm sàng. Tổng cộng họ đã xem xét 682 người dùng sản phẩm bổ sung dầu cá, và 641 người dùng giả dược như dầu hướng dương hoặc dầu ôliu.


dầu cá có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Dầu cá có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng cần nghiên cứu thêm để xác định những người nào được lợi nhiều nhất nhờ bổ sung dầu cá. 

Kết quả cho thấy ở những người dùng dầu cá, nồng độ adiponectin tăng 0,37 mcg/mL máu. Hormon này đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tác động đến chuyển hóa, như điều chỉnh đường huyết và viêm.

Các tác giả nói rằng những kết quả từ nghiên cứu này cho thấy nồng độ dầu cá cao hơn có thể làm tăng vừa phải nồng độ adiponectin trong máu, các kết quả ủng hộ lợi ích tiềm năng của dầu cá trong kiểm soát glucose và chuyển hóa chất béo.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng cần nghiên cứu thêm để xác định những người nào được lợi nhiều nhất nhờ bổ sung dầu cá.


Chocolate dành cho người tiểu đường.

Trong đa số trường hợp, chocolate làm cho đường máu tăng nhẹ. Do vậy cần phải ăn chocolate với lượng ít và ăn vào lúc đường máu không cao quá mức khuyến cáo an toàn.

hình ảnh minh họa

Socola tốt hay không tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường


Ăn chocolate là tốt hay xấu?


Trong chocolate có chứa một số chất gọi là flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim. Thế nhưng ăn lượng lớn chocolate có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều chocolate sẽ làm tăng đường máu và tăng đường máu làm gia tăng biến chứng trong đó có biến chứng tim mạch. Mặt khác, chocolate có chứa nhiều calo nên tiêu dùng nhiều sẽ làm tăng cân và tăng bệnh tim.

Ăn bao nhiêu chocolate là vừa ?


Với phần lớn người bệnh tiểu đường ăn vài miếng chocolate được coi là không quá nhiều để tránh đường máu tăng cao. Người tiểu đường không thừa cân, ăn chocolate rất thích hợp trước khi đi tập thể dục.

Loại chololate nào tốt?


Loại chocolate có chứa tỷ lệ cocoa nhiều sẽ tốt hơn vì như vậy chất béo và chất đường sẽ ít đi tương ứng.

Loại chocolate dành riêng cho người tiểu đường có tốt hơn không?


Loại chocolate sản xuất dành riêng cho người tiểu đường dùng một số chất tạo ngọt nhân tạo thay thế chất đường. Các chất này thường là maltitol hoặc sorbitol. Các chất tạo ngọt này không dùng được nhiều vì gây đi ngoài tùy theo thể trạng của từng người.

Một số người thấy rằng loại chocolate này có lợi so với chocolate truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người không thấy nhiều lợi ích như vậy.






Thực hư cúc bách nhật chữa bệnh tiểu đường, bệnh gút


Mắc bệnh gút, bệnh tiểu đường không tàn khốc như ung thư nên người bệnh thường tìm đến các bài thuốc dạng thảo dược. Cúc bách nhật hiện đang được nhiều người truyền tai nhau.

Hiện nay, cây cúc bách nhật đang ngày càng được bày bán tràn lan ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí loài cây này còn được bán trên mạng dưới dạng trà cúc bách nhật với quảng cáo có thể chữa được bệnh tiểu đường và bệnh gout, một trong hai loại bệnh thuốc rối loạn chuyển hóa đang khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm. 

Có lẽ vì thế loài cây này cũng được nhiều người săn lùng về nhà phơi khô nấu nước uống với hi vọng có thể khỏi được bệnh. Hiện nay cây hoa cúc bách nhật được rao bán với giá 300 nghìn đồng/kg cây phơi khô.

cúc bách nhật chữa tiểu đường và gout

Cúc bách nhật chữa bệnh tiểu đường và gút 

Ông Vũ Thế Trung nhà ở Chùa Láng, Hà Nội kể, từ hơn một năm nay ngày nào ông cũng dùng món trà cúc bách nhật để uống thay nước trà thông thường với hi vọng có thể khỏi được bệnh tiểu đường. Căn bệnh tiểu đường khiến ông Trung khốn khổ. Đặc biệt là biến chứng của bệnh gây viêm loét dạ dày khiến ông ăn không biết ngon, ngủ cũng không yên. Cứ hết hoa ông lại nhờ người ở quê tìm về phơi hộ. Không chỉ dùng riêng thân hoa mà cả lá ông cũng đem về phơi nấu nước uống. 

Bệnh tiểu đường có rất nhiều biến chứng, thậm chí gây mù mắt, hoại tử bàn chân. Việc điều trị phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp của bà Vũ Thị Thu trú tại Vĩnh Phúc, Hà Nội là điển hình. Bà Thu bị bệnh tiểu đường và sử dụng trà cúc bách nhật hàng ngày. Gần 1 tháng nay, gót chân của bà xuất hiện các cục chai chân cứng. Bà ấy dao cắt vết chai để đi đỡ đau. Bà Thu không ngờ từ vết cắt đó nhanh chóng gây loét chân và đến nay bà phải cắt chân vì biến chứng của tiểu đường. 

Tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết ông tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tiểu đường biến chứng nặng chỉ vì không chữa theo đơn của bác sĩ mà lại đi tìm những bài thuốc truyền miệng nhau. 

Đối với cây hoa cúc bách nhật, Giáo sư Bình cho hay: "Nếu thực sự chữa được bệnh gout hay tiểu đường thì người ta đã sử dụng nó từ rất lâu và người nào phát minh ra bài thuốc chữa được bệnh tiểu đường và gout thì cần phải tạc tượng để lưu danh muôn đời. Vì hiện nay, hai bệnh này là hai bệnh mãn tính, dai dẳng và không thể chữa khỏi được. Các bác sĩ chỉ điều trị hỗ trợ". 

Giáo sư Bình khẳng định tất cả các bài thuốc đông y, nam y sử dụng trong điều trị 2 bệnh này chỉ có giá trị hỗ trợ chứ không thể chữa khỏi được bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh tiểu đường cũng thể. Để hỗ trợ người bệnh có thể dùng trà xanh hay các loại khác. Ví dụ cây trà xanh có chứa tanin. Trước khi ăn cơm người bệnh uống một ly nước trà khiến cho chất này làm thành ruột keo lại và bớt hấp thụ đường hơn. Còn đối với cây cúc bách nhật, Giáo sư Bình cho biết ông chưa gặp một nghiên cứu nào nói về tác dụng của loài cây này với các bệnh rối loạn chuyển hóa. 

Chỉ là lời đồn đại


Mang câu chuyện về cây cúc bách nhật chữa tiểu đường, gút tới gặp bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học bản địa, bác sĩ Sầm cho biết đây là cây hoa nở ngày đất và chưa có công trình nghiên cứu nào về cây này chứng tỏ tác dụng chữa tiểu đường, bệnh gút. 

Bác sĩ Sầm từng chứng kiến nhiều lời đồn đại về các loại thần dược mà đến nay nó vẫn diễn ra. Cách đây 14, 15 năm người ta đồn về cây Tu lình, hay còn gọi là cây con khỉ hoặc cây hoàn ngọc, chữa khỏi nhiều bệnh ung thư và một số bệnh khác như tiểu đường, tăng huyết áp … Thế rồi, vị thế của nó dần chìm đi, chẳng ai nhắc tới nữa. 

Sau đó lại rộ lên chuyện cây lược vàng chữa bách bệnh như ung thư, xuất huyết não, đau thần kinh tọa, điều hòa miễn dịch, chữa thoái hóa khớp, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh vảy nến …Thế rồi cũng chẳng ai nhắc tới nữa. 

Theo bác sĩ Sầm, Cúc bách nhật, còn gọi hoa nở ngày, cây nở ngày đất, bách nhật hồng, thiên nhật hồng, thiên kim hồng, thuộc chi Gomphrena, họ rau dền Amaranthaceae, Bộ Cẩm Chướng Caryophyllales thuộc ngành ngọc lan, tên khoa học đầy đủ là Gomphrena globasa.L 

Ở nước ta chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cây này để làm thuốc chữa bệnh. Nếu có dùng thì chỉ là kinh nghiệm dân gian trong một số trường hợp sau: đau khớp nhẹ; viêm phế quản thể hen, nhiễm khuẩn, lợi tiểu, giảm hàm lượng đường trong máu. 

Do tính mát và lợi tiểu nên có thể giảm sốt ở trẻ em và tăng thải urat qua đường niệu, tác dụng này trong đông y cũng là thường tình. Trong khi bệnh gout là bệnh chuyển hóa hóa học hết sức phức tạp, liên quan mạnh đến thận, tim, gan, nội tiết tố nam, nữ, chuyển hóa mỡ và hệ miễn dịch… 

“Với tư cách là một thầy thuốc có trách nhiệm, cá nhân tôi khẳng định cây nở ngày đất không thể và không bao giờ chữa khỏi được bệnh gút. Chúng có thể giảm đau, chống viêm, chống o xy hóa và lợi tiểu tạm thời trong bệnh gout mà thôi” – bác sĩ Sầm khẳng định. 




Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết. Sau sinh bệnh sẽ tự khỏi nhưng một số trường hợp bệnh lại không khỏi.


Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Tuân thủ các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ sau để được hiệu quả cao


- Trong lúc mang thai: Nguyên tắc chung của điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Các bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Năng lượng nhu cầu hàng ngày trung bình 1.800 - 2.500 calo, trong khẩu phần ăn giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Khi thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định thì không cần phải dùng thuốc, chỉ cần thực hiện đúng chế độ và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần. Trường hợp đường huyết vẫn cao, phải điều trị bằng insulin có tác dụng kéo dài và theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sang lúc nhịn đói.

- Về phía thai: Bà mẹ được chăm sóc khám thai mỗi 2 tuần một lần, cân nặng, đo huyết áp và xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, phát hiện những bất thường khác để điều trị kịp thời, đánh giá sức khỏe thai bằng siêu âm Doppler, siêu âm 4 chiều, đo monitoring sản khoa, khi tuổi thai từ 36 tuần trở đi.


Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ đúng cách

- Trong lúc chuyển dạ: Nếu đường huyết mẹ ổn định, sẽ cho chuyển dạ tự nhiên theo ngả sinh âm đạo, trừ những trường hợp có chỉ định mổ lấy thai. Trong lúc chuyển dạ sinh, cần theo dõi đường huyết mỗi 2 giờ/lần. Điều trị tiểu đường bằng insulin khi đường huyết tăng trên 6,8mmol/l.

- Sau sinh: Mẹ và bé cần được theo dõi đường huyết, vì có thể có nguy cơ hạ đường huyết. Cần có chế độ dinh dưỡng theo đúng nguyên tắc. Tiếp tục tầm soát bệnh lý ĐTĐTK sau tuần lễ thứ 6 trở đi, bằng cách tương tự sử dụng trắc nghiệm dung nạp đường 75g đường trong 2 giờ. Để có hướng điều trị tiếp.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.


Hình ảnh minh họa

Một số phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường:


1. Giảm cân


Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.


2. Ăn nhiều rau xanh


Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.

3. Hạn chế đi xe


Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạnh việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.


4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt


Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.

5. Làm bạn với cà phê


Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.


6. Bỏ qua thức ăn nhanh


Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.


7. Khám bệnh thường xuyên


Khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh tiểu đường sớm


Cách phòng và chữa trị bệnh tiểu đường dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.


8. Không uống rượu bia


Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, ngườiuống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp

9. Gia tăng hoạt động thể lực


- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày

- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày

- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc

- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.

10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý


- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…

Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.

- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.

- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.

- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Cây ổi - Tin vui cho người bị tiểu đường

Nếu chúng ta sử dụng ổi như một loại hoa quả thường ngày để bổ sung vitamin cho cơ thể. Thì ít ai có thể ngờ đến công dụng trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả của cây ổi.


Ăn ổi giúp ổn định đường huyết

Theo những nghiên cứu khoa học đã được chứng minh ổi là loại cây điều trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay. Một số bài thuốc dân gian từ cây ổi mà chúng ta có thể áp dụng:

Công dụng chữa bệnh tiểu đường từ cây ổi


Ổi là một loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta, cây dễ trồng và cho nhiều quả. Đây là một loại trái cây rất được nhiều người ưa thích. Ổi có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhất làchất xơ, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đó là các loại vitamin A, C (vitamin C có trong quả ổi cao hơn gấp 4 lần so với cam), vitamin B2, K; các loại khoáng chất gồm canxi, đồng, folate, sắt, mangan, kali và phốt pho.


Ăn ổi giúp hạ đường huyết

Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, quả ổi còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó lá ổi cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Theo đông y, quả ổi có vị chua, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Trong dân gian và đông y thường dùng vị thuốc từ cây ổi để chữa tiêu chảy, đau răng, sát trùng và làm lành vết xước, chữa loét miệng và cả bệnh tiểu đường hiệu quả.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong quá ổi và lá ổi có chữa chất xơ rất cao có tác dụng điều chỉnh lượng đường huyết, chỉ số glycemic thấp ức chế sự tăng đột biến đột ngột mức đường, rất có lợi trong chữa trị tiểu đường. Do đó người bệnh có thể tận dụng 2 vị thuốc đơn giản này để chữa trị bệnh hiệu quả.

Các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây ổi


Bài thuốc từ quả ổi chữa bệnh tiểu đường:


- Lấy quả ổi rửa sạch, để nguyên bỏ, bổ ra (bỏ hạt) rồi ép lấy nước để uống mỗi ngày khoảng 250g, chia làm 2 lần. Nước ép ổi có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

- Dùng vỏ quả ổi ép lấy nước uống ngày một lần. Vỏ ổi có chứa nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt cho bệnh tiểu đường.

Bài thuốc từ lá ổi 



Lá ổi giúp điều trị tiểu đường

- Dùng là non tươi khoảng 50g hoặc dùng khô là 30g đem rửa sạch, thái nhỏ rồi xay lấy nước, sau đó đem đun sôi để nguội để uống hàng ngày.

- Dùng kết hợp lá ổi non 50g cùng với lá sa kê tươi và quả đậu bắp tươi mỗi thứ 100g. Cả 3 nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nấu nước để uống hàng ngày có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát lượng đường huyết ổn định.

Với bài những bài thuốc trị tiểu đường hiệu quả trên từ cây ổi các bạn đã có thêm một bài thuốc hay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bệnh tiểu đường. Lương y Nguyễn Thị Kim Đoan sẽ tư vấn cho bạn các dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Uống nhiều nước là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như khát nước và uống nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân. Hoặc có thể có các triệu chứng như mờ mắt, vết loét lâu lành, tê tay chân, nhiễm nấm âm đạo...

Cần chú ý là đa số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi họ đến khám vì những biến chứng đái tháo đường như biến chứng mắt, thận, tim mạch, đoạn chi… Do đó, cần tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ ở những người có các yếu tố nguy cơ như:

- Người thừa cân, béo phì.
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


- Ít vận động thể lực.

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).

- Phụ nữ sinh con có cân nặng từ 4 kg trở lên hoặc bị đái tháo đường thai kỳ.

- Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Những người từ 45 tuổi trở lên không có các yếu tố nguy cơ trên cũng nên tầm soát bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau từ một đến 3 năm (có thể lặp lại sớm hơn tùy kết quả xét nghiệm và các yếu tố nguy cơ).

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Những điều bệnh tiểu đường tuyp 2 cần biết sớm.

Biến chứng bệnh tiểu đường gây nên rất nguy hiểm như suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử và có nguy cơ tử vong...Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng giảm khả năng chăn gối một cách rõ rệt.




Đối tượng nào dể mắc bệnh?


Ngoài vấn đề di truyền (có bố hoặc mẹ mắc bệnh) thì những người béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose…là những đối tượng dể mắc bệnh tiểu đường nhất.

Nhận biết người bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhưng có những người bệnh nhiều năm không hề hay biết, các biểu hiện dưới đây có thể nhận biết nguy cơ để sớm điều trị, phòng ngừa:

- Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên.: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường

- Hay bị đói : 

- Bị giảm cân nhanh chóng: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu.

- Thường xuyên mệt mỏi: Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Bị mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Tuýp 2 bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm trùng.

- Da tối màu: Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bản vá lỗi, da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan – thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là nigricans acanthosis, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.

Chúng tôi khuyên bạn khi thấy có những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 như trên. Bạn nên đi khám bác sỹ , thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể theo hướng tích cực, kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ đặc biệt chúng tôi khuyên dùng dưới đây.

Lời khuyên bổ ích:

Tin vui cho bệnh tiểu đường là mặc dù bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng người bệnh có thể kiểm soát lượng đường ở mức bình thường.

Người bệnh tiểu đường nên:

+ Ăn uống lành mạnh

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Theo dõi lượng đường trong máu



Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Tránh đái tháo đường bằng chất xơ ngũ cốc.

Không như gạo trắng, một số loại ngũ cốc khác không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là món ăn bài thuốc rất tốt cho người bị đái tháo đường.
Đa số bệnh nhân đái tháo đường khi đi khám bệnh thường được các bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều gạo trắng, vì gạo trắng là một trong những thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe người bị đái tháo đường khi nó làm tăng chỉ số đường huyết.
Từ lời khuyên đó, nhiều bệnh nhân đái tháo đường sinh ra tâm lý e ngại ăn ngũ cốc vì cho là chúng có thể làm bệnh mình nặng hơn như gạo trắng. Nhưng kỳ thực, đó lại là quan niệm sai lầm trong ăn uống.

Trăm sự chỉ vì hiểu lầm.

Là tiểu thương bán thịt lợn ở chợ nên hầu như bữa cơm nào của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng, 45 tuổi cũng có món thịt lợn. Đã thế, cả vợ chồng con cái nhà chị lại có thói quen ăn ít rau xanh nên trong bữa cơm, ngoài hai món bất di bất dịch là cơm gạo trắng và thịt lợn thì cá, rau xanh lâu lâu mới xuất hiện.
Dù được người thân và bạn bè cảnh báo chế độ ăn thiếu lành mạnh đó, nhưng nhìn 2 thằng con cứ cao lớn từng ngày và sức khỏe 2 vợ chồng chị Hằng vẫn ổn, nên chị để ngoài tai mọi lời khuyên.
Nhưng cách đây 5 tháng khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cùng với cơ quan chồng, chị Hằng mới phát hiện mình đang bị đái tháo đường. Tuy bệnh tình của chị mới ở giai đoạn đầu nhưng bác sĩ đã khuyến cáo chị rất kỹ về việc tuân thủ thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Theo đó thì chị phải năng đi bộ để giảm cân, phải hạn chế ăn thịt và các món ăn nhiều đường và cơm gạo trắng.

người bị tiểu đường có thể ăn ngũ cốc giàu chất xơ
Suy nhược cơ thể vì nghĩ ăn kiêng quá mức.
(Ảnh minh họa: Internet)

Nghe theo lời bác sĩ, chị Hằng tuân thủ rất nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt và ăn uống. Buổi sáng, vì bận buôn bán không đi bộ được thì chị chuyển sang đi vào buổi tối. Ngày trước ít ăn rau củ thì nay rau củ xuất hiện đều đều trong 3 bữa ăn nhà chị. Khẩu phần thịt lợn trong bữa cơm gia đình cũng bị chị cắt giảm hơn nữa và bù vào đó là cá đồng, cá biển.
Và đặc biệt, để giữ chỉ số đường huyết không tăng chị Hằng rất hạn chế ăn cơm gạo trắng. Cả ngày chị chỉ ăn độc 1 bát và tuyệt đối không đụng đến bất cứ món ăn nào được chế biến từ một số loại ngũ cốc thông dụng như gạo nếp, ngô, khoai, sắn… vì nghĩ rằng ngũ cốc sẽ làm bệnh nặng hơn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng thiếu ngũ cốc như thế được hơn 4 tháng chỉ số đường huyết của chị Hằng dần ổn định nhưng cơ thể chị lại ngấp nghé bờ… suy nhược. Chưa kịp vui mừng vì chỉ số đường huyết ổn định, chị Hằng lại phải đối diện với mối lo khác cho sức khỏe bản thân.
Từ 60kg, trọng lượng chị giảm xuống mức 48kg. Da dẻ chị Hằng cũng không còn hồng hào như trước mà xạm đen trong khi người lúc nào cũng cảm thấy chống chếnh và yếu ớt. Ngày trước mỗi tối chị đi bộ hơn 30 phút chưa thấy mệt nhưng giờ đi chưa được 20 phút đã choáng.
Mong sớm thoát khỏi tình trạng mệt mỏi kéo dài đó, chị Hằng đã đi khám và được bác sĩ cho biết đấy là những biểu hiện của chứng suy nhược cơ thể do chị nhịn ăn quá đà.
Bác sĩ điều trị đã chấn chỉnh ngay quan niệm cho rằng ngũ cốc không tốt cho bệnh đái tháo đường của chị Hằng vì đâu phải loại ngũ cốc nào cũng làm tăng đường huyết. Bác sĩ điều trị đã khuyên chị Hằng nên bù đắp thêm lượng thức ăn từ ngũ cốc nguyên vỏ vào khẩu phần để cơ thể được khỏe mạnh.

Hóa giải hiểu lầm.

Nói về lời khuyên ăn ít gạo trắng của các bác sỹ dành cho bệnh nhân đái tháo đường, BS. Bùi Minh Đức (Khoa Nội tiết, Bệnh viện VIMEC) cho biết: Sở dĩ các bác sỹ hay khuyên bệnh nhân đái tháo đường hạn chế ăn gạo trắng là vì gạo trắng ít chất xơ và chứa nhiều đường gluco nên dễ làm đường huyết tăng nhanh. Nhưng chớ vì thế mà mọi người đánh đồng tất cả ngũ cốc đều giống gạo trắng.

người bị tiểu đường có thể ăn ngũ cốc giàu chất xơ
Gạo trắng chứa nhiều đường gluco nên không tốt cho người tiểu đường.
(Ảnh minh họa: Internet)

Vì cũng thuộc họ ngũ cốc nhưng các loại như gạo lứt, các loại đậu còn nguyên vỏ… lại có công dụng khá tốt với bệnh nhân đái tháo đường vì chúng thuộc loại ngũ cốc giàu chất xơ.
Mới đây hãng tin Reuters vừa công bố kết quả nghiên cứu của các khoa học tiến hành trên 9.702 nam giới và 15.365 phụ nữ tuổi từ 35-65 trong suốt 7 năm.
Các nhà khoa học đã chia số người tham gia làm 5 nhóm dựa trên việc sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ từ ngũ cốc. Các nhà khoa học thấy rằng nhóm ăn nhiều ngũ cốc giàu chất xơ nhất (trung bình 17g/ngày) giảm được 27% nguy cơ bị đái tháo đường týp 2 so với nhóm ăn ít nhất (7g/ngày).
Từ kết quả trên, các nhà khoa học kết luận ngũ cốc giàu chất xơ sẽ ít năng lượng nhưng lại tạo cảm giác no giúp người ăn kiêng giảm cảm giác thèm ăn đồng thời chúng còn ngăn cản cơ thể hấp thu các chất béo do đó hỗ trợ việc giảm cân đối với người bị béo phì.
Ngoài ra, chất xơ trong ngũ cốc còn có tác dụng làm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể người ăn. Vì vậy khẩu phần ăn nhiều ngũ cốc giàu chất xơ sẽ giúp người bị đái tháo đường giảm lượng cholesterol trong máu giúp đường huyết ổn định.

người bị tiểu đường có thể ăn ngũ cốc giàu chất xơ
Ngũ cốc nhiều chất xơ có thể là giải pháp tốt cho người bị tiểu đường.
(Ảnh minh họa: Internet)
Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường có thể thay cơm gạo trắng bằng các chế phẩm từ ngũ cốc giàu chất xơ. Tốt nhất là ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc xay sát không kỹ như vậy sẽ giữ lại chất xơ và đỡ bị mất vitamin. Những carbohydrat phức hợp trong các loại ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lức, hạt ngô, các loại đậu còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài vừa giúp điều hòa sự hấp thu chất đường vừa tăng cường sự chuyển hóa chất béo.
BS. Bùi Minh Đức cũng cho biết cùng với những chất xơ trong ngũ cốc thì chất xơ trong rau, quả, củ cũng góp phần điều tiết để ngăn chặn hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bữa ăn. Chính những đợt dao động đường huyết xảy ra thường xuyên do ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm tinh lọc sẽ kéo theo hệ quả làm tăng những đáp ứng stress và làm giảm độ nhạy đối với insulin nơi ngưòi bệnh.
Do đó, ngoài việc ít ăn đồ ngọt, giảm bớt các loại cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng… người bệnh nên tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt và rau củ. Đây cũng chính là thói quen có ý nghĩa nhất trong chế độ dinh dưỡng phòng chống đái tháo đường.
Nguồn: Sưu tầm



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Các loại sinh tố tốt cho người bị tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường ăn uống rất nghiêm ngặt tuy nhiên không vì thế mà để cơ thể thiếu dưỡng chất. Những loại sinh tố sau đây vừa có lợi lại không lo tiểu đường.

Tiểu đường là những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Những biến chứng của chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để phòng tránh, ngăn ngừa bệnh? Những người mắc bệnh tiểu đường có chế độ ăn uống kiêng khá nghiêm ngặt, tuy nhiên không nên để cơ thể thiếu quá nhiều chất dinh dưỡng. Nước trái cây rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, nó vừa cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể vừa chứa những chất có tác dụng dưỡng bện tốt. Dưới đây là một vài món sinh tố dễ chế biến rất tốt cho bệnh tiểu đường.

1. Sinh tố táo.

Táo lột vỏ , xắt nhỏ , xay nhuyễn uống 1 lần / ngày
sinh tố cho người tiểu đường

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng:
Táo là loại trái cây chứa nhiều đường fructose trong các loại trái cây và không gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Nước trái táo còn giúp bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể . Với những bệnh nhân cao huyết áp , sinh tố táo giúp loại trừ natri (chất ngăn cản sự lưu thông của máu) ra khỏi cơ thể.

2. Sinh tố dưa leo:

Dưa leo bỏ vỏ, xay nhuyễn, có thể bỏ ruột nếu thích.

điều trị tiểu đường với sinh tố
Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng:
Sinh tố dưa leo rất mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, tốt cho tiêu hóa. Dưa leo không chứa nhiều chất đường có hại cho bệnh tiểu đường và chất béo làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Ngoài ra, hàm lượng các chất canxi , phốt pho , axit amin và các loại vitamin trong dưa leo cũng khá cao.

3. Sinh tố mướp đắng.

Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch cho vào xay nhuyễn hoặc nấu chín rồi xay.

điều trị tiểu đường với sinh tố
Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng:
Sinh tố này hơi khó uống nhưng lại đặc biệt tốt, mướp đắng chứa một chất có tác dụng gần như insulin, chất làm giảm đường rõ rệt nên trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Nước mướp đắng cũng giúp giải nhiệt, dưỡng huyết , giải độc, và chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể: canxi, vitamin B, C

Ngoài các loại trên, một số loại sinh tố khác cũng rất tốt như: cần tây, ớt đà lạt, cà rốt…Tuy nhiên nên uống các loại nước trên cách ngày vì hầu hết chúng đều chứa tính mát, việc dùng quá nhiều sẽ làm mất tính cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể
Nước sinh tố là một dung dịch tự nhiên chứa các mô từ trái cây hoặc các loại rau rất tốt cho sức khỏe. Người bị bệnh tiểu đường có thể tham khảo để đổi món làm phong phú thêm chế độ ăn vốn khắt khe của mình đồng thời vẫn không lo lắng về tình trạng bệnh có thể xấu đi. 
Nguồn: Sưu tầm.

Người bị tiểu đường ăn ngô có nguy hiểm không?

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều tinh bột vì nó làm tăng đường huyết và ngô là một trong những thực phẩm đó.


người bị tiểu đường nên cẩn trọng khi ăn ngô
Người bị tiểu đường nên cẩn trọng khi ăn ngô.
(Ảnh minh họa: Internet)

Theo thống kê của WHO, đến năm 2025 toàn thế giới có khoảng 330 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường vì đường trong các loại thức ăn có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Rau củ quả rất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Người bị tiểu đường không thể sử dụng glucoze một cách hoàn hảo và để tạo năng lượng. Cơ thể khi đó không tiết ra được insulin, một loại hoóc-môn được sản xuất từ tuyến tuỵ có tác dụng đưa glucoze từ máu vào tế bào để giúp tế bào sử dụng glucose sinh ra năng lượng cho tế bào.
Khi thiếu insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucoze, dẫn đến glucoze trong máu sẽ tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết (glucoze) trong máu ngẫu nhiên ≥200 mg/dL hoặc đường huyết lúc đói (sau ăn 8 giờ) >126 mg/dL.

người bị tiểu đường nên cẩn trọng khi ăn ngô
Ngô chứa nhiều tinh bột không tốt cho người tiểu đường.
(Ảnh minh họa: Internet)

Tinh bột khi vào cơ thể biến thành đường glucose trong máu khiến đường huyết tăng lên. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc các loại thực phẩm có chứa tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày. Hạn chế hấp thụ tinh bột trong mỗi bữa ăn bằng cách ăn kèm các loại thực phẩm có chứa tinh bột với các loại thực phẩm khác.
Bắp ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, một loại carbohydrate có thể nhanh chóng làm tăng đường máu. Điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn không được ăn ngô.
Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả sắt, vitamin A và vitamin B-6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho, magiê, mangan và selen, cung cấp dồi dào chất xơ và được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt.
Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, nên ăn ngô cùng với các thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo và hạn chế một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô tại bất kỳ bữa ăn nào.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư: luongynguyenthiphu@gmail.com
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Phú
Điện thoại: 0906.240.900
Địa chỉ:  TT Lương Sơn – Hòa Bình
Email: luongynguyenthiphu@gmail.com
Website: WWW.luongynguyenthiphu.com

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Tháo khớp chân vì tiểu đường

Chỉ bị vết thương xoàng ngoài da nhưng vì chủ quan, một người đàn ông phải mất chân do mắc bệnh tiểu đường mà không hay biết.
Ngày 21-3, Bệnh viện Sài Gòn ITO cho biết nơi đây vừa tiếp nhận phẫu thuật loại bỏ hoại tử lan rộng thành công cho bệnh nhân Bùi Văn T. (58 tuổi, ngụ An Giang) do bị mắc bệnh tiểu đường mà không biết.
Trước đó, ngày 5-3, ông T. nhập viện với bàn chân chân trái nhiễm trùng nặng, các ngón chân số 2, 3, 4 đang bị hoại tử. Do vết nhiễm trùng quá nặng và bị hoại tử đến xương, mô dưới da, bao gân gập duỗi các ngón lan dọc đến tận giữa bàn chân nên các bác sĩ quyết định phải tháo khớp nửa bàn chân để tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể tái phát và lan rộng cho bệnh nhân.
Ông T. đã xuất viện sau 6 ngày điều trị, vết mổ khô và đường huyết ổn định. Về lâu dài ông cần phải uống thuốc và tiếp tục theo dõi để ổn định đường huyết do mắc bệnh tiểu đường.

tháo khớp chân vì tiểu đường
Bàn chân bệnh nhân đã hoại tử các ngón 2,3,4 do nhiễm trùng.

Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 1 tháng, trong lúc làm ruộng ông T. có dẫm phải vỏ ốc nên bị trầy xước ngón chân trái và chỉ bôi thuốc sát trùng vì nghĩ chỉ là vết thương “xoàng” ngoài da. Tuy nhiên, vài ngày sau vết thương sưng tấy, đau nhức, người nhà mua thuốc giảm đau về cho ông uống nhưng vết thương ngày càng nặng hơn và chảy mủ. Gia đình đưa đến làm xét nghiệm ở bệnh viện đa khoa tỉnh thì mới phát hiện ông bị bệnh tiểu đường và đây nguyên nhân khiến vết thương nhiễm trùng gây hoại tử.
BS Nguyễn Thị Nga (Khoa Nội tiết Bệnh viện Sài Gòn ITO), cho biết vết thương của ông T. hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên do không biết mình mắc bệnh tiểu đường nên dẫn đến hậu quả nặng nề và đáng tiếc như vậy.

tháo khớp chân vì tiểu đường
Chỉ vì chủ quan, bệnh nhân phải chịu cảnh tháo khớp bàn chân.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo đối với những người mắc bệnh tiểu đường không nên xem thường các vết thương trên da vì chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng rất lâu lành và có thể trở thành nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Ngược lại, nếu người bệnh được theo dõi điều trị thường xuyên để ổn định đường huyết tốt thì những vết thương (nếu có), khả năng chữa lành cũng giống như ở người bình thường.
Nguồn: Người lao động.

Lối sống đô thị tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị bệnh tiểu đường, hơn 60% chưa được chẩn đoán. Lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây bệnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thy Khuê, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì 6 người đã có biến chứng như mù lòa, loét bàn chân, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não, tổn thương thận... Thiếu kiến thức về bệnh cùng với việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ y tế và thuốc thiết yếu là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các biến chứng tiểu đường nguy hiểm trên.

bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng
Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng ở nước ta.
(Ảnh minh họa: Internet)
Báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 có 382 triệu người mắc bệnh, khiến 5,1 triệu người tử vong. Tổn thất cho các chi phí về chăm sóc sức khỏe khoảng 548 triệu USD Mỹ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đường có thể trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới vào năm 2030. Dự đoán trong 25 năm tới, sẽ có khoảng 592 triệu người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trên toàn quốc gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Năm 2011, chỉ có 3,2% người mắc bệnh và năm 2013 con số này là 5,8%. Riêng tại một số vùng đô thị như TP HCM, tỷ lệ bệnh đã lên đến 11%.
Theo phó giáo sư Khuê, đây là kết quả của sự chuyển đổi nhanh chóng lối sống theo hướng đô thị hóa, ít vận động, chế độ ăn không hợp lý... Những yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường là thừa cân, tăng huyết áp, tuổi cao, ít luyện tập thể dục, người có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh, phụ nữ mang thai... Việc khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng.
Nguồn: VN express

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Cây lô hội - vị thuốc quý chữa bệnh tiểu đường.

Lô hội từ lâu đã được biết đến với công dụng làm đẹp, ngoài ra nó còn là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường rất quý.

Đặc tính của cây lô hội.

Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh. Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.
Lô hội đã được dùng làm cây thuốc nam chữa bệnh từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như tiểu đường, đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, tiểu đường… Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.

lô hội chữa bệnh tiểu đường
Lô hội chữa bệnh tiểu đường.
(Ảnh minh họa: Internet)

Cây lô hội chữa bệnh tiểu đường

Có nhiều cách dùng lô hội chữa tiểu đường:
Cách 1: Lấy một nắm lá lô hội gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách 2: Lấy một nắm lá nha đam nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách 3: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.Người bị tiểu đường mà áp huyết cao thì nên ăn với muối.

Lưu ý: 

Nhìn chung người bệnh phải hiểu một điều rằng cách điều trị tiểu đường bằng đông y với cây thảo dược khác với cách dùng thuốc tây, nó không có hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài thì hiệu quả của nó lại rất cao thậm chí một số cây thuốc nam có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Chính vì vậy người bệnh phải thật kiên trì thực hiện đều đặn. Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân tiểu đường phải biết kết hợp với cách ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên đúng phương pháp.
Nguồn: Sưu tầm

Hít khói bụi, ô nhiễm tăng nguy cơ tiểu đường.

Phơi nhiễm khói, bụi từ các phương tiện giao thông có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin ở trẻ, một yếu tố gây nên bệnh tiểu đường ở tuổi trưởng thành.
Elisabeth Thiering và Joachim Heinrich, hai nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Môi trường Đức, theo dõi 397 trẻ 10 tuổi để tìm hiểu tác động của không khí bẩn từ hoạt động giao thông đối với nguy cơ mắc tiểu đường. Họ lấy mẫu máu của những đứa trẻ rồi đo nồng độ đường trong máu và insulin trong cơ thể các em, BBC đưa tin.
Hai chuyên gia đo mức độ phơi nhiễm không khí bẩn gần đường bằng cách sử dụng các số liệu ô nhiễm không khí trong năm 2008, 2009 tại nơi mà nhóm trẻ chào đời.


khói bụi ô nhiễm tăng nguy cơ tiểu đường
Nhà càng gần đường, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của trẻ càng cao
(Ảnh: Flickriver)
Kết quả cho thấy, ngôi nhà càng gần đường thì nguy kháng insulin của trẻ càng lớn. Cụ thể, nếu khoảng cách giữa nhà và đường giảm thêm 500m thì nguy cơ kháng insulin tăng thêm 7%. Ngoài ra, khối lượng cơ thể của trẻ càng lớn thì khả năng kháng insulin càng cao.
“Chúng tôi đã tính tới các yếu tố khác như khối lượng cơ thể của trẻ khi chúng chào đời, chỉ cố khối lượng cơ thể và mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá tại nhà. Dữ liệu cho thấy mức độ kháng insulin của trẻ phơi nhiễm với không khí bẩn từ các phương tiện giao thông lớn hơn so với những trẻ khác”, nhóm nghiên cứu khẳng định.
Giới khoa học đã biết những chất gây ô nhiễm không khí, vốn là những tác nhân oxy hóa, có thể gây tác động xấu tới các lipid và protein trong máu.
Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh không khí bẩn gây nên một số bệnh mãn tính, như bệnh tim và xơ cứng thành động mạch. Tuy nhiên, tới nay các nghiên cứu về mối liên hệ giữa không khí bẩn và bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn vẫn mang đến những kết quả trái ngược nhau. Bên cạnh đó, rất ít người tìm hiểu tác động của không khí bẩn đối với hiện tượng kháng insulin ở trẻ em. Vì thế một số chuyên gia kêu gọi cộng đồng khoa học thận trọng với phát hiện của Thiering và Heinrich.
Nguồn: VN express

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Stress khi bị đái tháo đường

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, yêu cầu phải ổn định đường huyết và sự ám ảnh bởi những biến chứng của căn bệnh khiến họ dễ bị tác động hơn bởi những yếu tố gây stress.

Stress đối với bệnh nhân đái tháo đường, loại stress đặc thù.

Có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng tâm lý và sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy stress liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau từ các chứng cảm cúm thông thường đến các loại bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo Giáo sư William H. Polonski, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Đái Tháo Đường ở Mỹ, “những người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường phải chịu đựng stress, loại stress đặc thù của bệnh ĐTĐ.” Hiện nay, có khoảng gần 2/3 người ĐTĐ loại 2 không biết mình có bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị trễ làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng ở tim, não, thận và mắt kể cả hoại thư ở các chi. Ngoài những căng thẳng thường ngày do cuộc sống mang lại, người ĐTĐ luôn canh cánh nỗi lo phải ổn định đường huyết và dễ bị ám ảnh bởi những biến chứng nguy hiểm, kể cả tàn phế do căn bệnh gây ra.

Stress và đường huyết.

Nghiên cứu ở trường Đại học Georgetown cho thấy stress không chỉ ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát việc ăn uống mà còn có hệ quả phát triển lượng mỡ nhiều hơn so với người bình thường dù với cùng một lượng calori ăn vào. Riêng đối với người ĐTĐ, những căng thẳng tâm lý tác động xấu đến đường huyết theo 2 cách:

  • Trước hết, stress ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát được thói quen ăn uống dẫn đến việc ăn uống những thực phẩm kém lành mạnh hoặc khó chế ngự những tật xấu như uống rượu, cà phê, hút thuốc và ngại tập thể dục. 
  • Thứ hai, stress kích hoạt những đáp ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”, huy động năng lượng từ nguồn đường dự trữ để đối phó với hiểm nguy. Tuy nhiên, trong những stress tâm lý, không những không có hành động đối phó xảy ra nhưng insulin lại không đủ khả năng chuyển đường vào tế bào khiến đường huyết dễ có khuynh hướng tăng cao.

mối quan hệ giữa đái tháo đường và stress
Stress ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường.
(Ảnh minh họa: Internet)


Nghiên cứu về kiểm soát stress trong bệnh ĐTĐ.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trường Đại học Duke đã cho biết những biện pháp kiểm soát stress có thể giúp ổn định đường huyết trong những bệnh nhân ĐTĐ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát đánh giá mức độ stress, chế độ ăn uống, hàm lượng HbA1c trong máu, yếu tố phản ánh tình trạng đường huyết của người ĐTĐ, trong thời gian 1 năm. Trong nghiên cứu này, 100 người bệnh ĐTĐ được chọn lựa ngẫu nhiên và được phân thành 2 nhóm. Nhóm A được tập luyện kiểm soát stress và nhóm B chỉ được giải thích và giáo dục chung về ĐTĐ. Nhóm B được giải thích những thông tin cơ bản về ĐTĐ, sự nguy hiểm và các biến chứng cũng như cách ăn uống phòng chống bệnh. Nhóm A được huấn luyện về cách nhận thức những yếu tố gây stress trong cuộc sống, và những biện pháp để giảm bớt stress như thư giãn, quán tưởng, thở sâu. Ở cuối các tháng thứ 2, tháng 4, tháng 6 và tháng 12 của cuộc thử nghiệm, những người tham gia được xác định lại mức độ stress và lượng HbA1c.

Tỷ lệ nhỏ, hiệu quả lớn.

Sau 6 tháng, lượng trung bình của HbA1c của cả 2 nhóm đều giảm xuống. Điều này cho thấy có sự cải thiện đường huyết ở cả 2 nhóm. Tuy nhiên sau 12 tháng, kết quả đã cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm, khoảng 0,5% tốt hơn ở nhóm được kiểm soát stress so với nhóm kia. Được biết, 1 nghiên cứu trước đó của Giáo sư Richard Surwit, Giáo sư Tâm lý học thuộc Trung Tâm Y Tế trường Đại học Duke cũng cho thấy thực hành kiểm soát stress làm giảm 0.75% lượng HbA1c ở những đối tượng nầy. Các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tuy nhỏ nhưng đủ để mang lại hiệu quả rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng về mạch máu ở tim, thận hoặc ở mắt trong bệnh ĐTĐ.

Nói chung, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và cả những lo lắng về những biến chứng nguy hiểm thường xảy ra ở căn bệnh này là 1 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chữa trị. Stress không chỉ tác động đến hành vi mà cả hoạt động chuyển hoá. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ 1 chế độ ăn uống thích hợp, người ĐTĐ nên thực hành một số bài tập thư giãn, thở sâu hoặc ngồi thiền để kiểm soát stress. Ngoài ra, vận động hợp lý và đều đặn hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát thể trọng, tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin mà cũng là một biện pháp đơn giản để giải toả stress.
Nguồn: Sưu tầm.

Kính áp tròng phát hiện bệnh tiểu đường.

Trước đây, bệnh nhân tiểu đường thường phải kiểm tra lượng đường trong máu bằng việc lấy mẫu máu của cơ thể. Tuy nhiên, kết quả có thể sai lệch do sự tác động của nhiều yếu tố.
Nhà hoá học Jun Hu tại trường đại học Akron ở Ohio mới đây đã cho ra đời một loại kính áp tròng có thể phát hiện được sự thay đổi lượng đường trong máu một cách chính xác nhất mà không cần phải xét nghiệm tiểu đường như ngày xưa.
Kính được phủ một lớp hóa chất sẽ phản ứng bằng việc thay đổi màu sắc khi lượng đường trong cơ thể bệnh nhân tăng cao. Tương tự như giấy pH trong phòng thí nghiệm hóa học.

kính áp tròng phát hiện bệnh tiểu đường
Kính áp tròng có thể phát hiện được lượng đường
(Ảnh minh họa: Internet)

Bệnh nhân có thể theo dõi lượng đường trong máu họ bằng cách dùng điện thoại có chức năng chụp hình tốt và chụp lại đôi mắt của mình. Chỉ cần một trong hai kính áp tròng có chứa hóa chất phản ứng với Glucoze là đủ để nhận biết được sự khác biệt màu sắc của hai mắt. Chính điều này giúp bệnh nhân tiểu đường dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có sự bất thường nào về màu sắc.
Lượng hóa chất chứa trong kính áp tròng rất ít nên bệnh nhân vẫn cảm thấy thoải mái như đang dùng kính áp tròng bình thường. Đồng thời, nó cũng không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt, Jun Hu- nhà hóa học tại trường Đại học Akronở Ohio cho biết.
Nguồn: Sưu tầm.

Măng tây giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện măng tây có thể là một vũ khí mới hữu hiệu trong nhà bếp giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học đã nhận thấy việc tiêu thụ loại rau ngày càng phổ biến này duy trì tỉ lệ đường huyết ở mức có thể kiểm soát và thúc đẩy sản xuất insulin trong cơ thể, hooc môn giúp hấp thu đường glucose.
Nếu không chữa bệnh, tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch, bị mù và cụt chân cụt tay. Song nếu được thăm khám sớm, tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát với chế độ ăn kiêng và dùng thuốc. Thực phẩm giàu chất béo và lối sống có hại cho sức khỏe từ lâu được coi là các yếu tố làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

măng tây chống lại bệnh tiểu đường
Măng tây giúp chống bệnh tiểu đường
(Ảnh minh họa; Internet)

Để đánh giá vai trò của măng tây, các nhà khoa học tại trường Đại học Karachi ở Pakistan đã tiêm cho chuột các chất hóa học gây bệnh tiểu đường, với mức thấp insulin và tỉ lệ đường huyết cao. Sau đó, một nửa số chuột thí nghiệm được điều trị với chiết xuất từ cây măng tây và nửa còn lại điều trị với thuốc tiểu đường có tên gọi glibenclamide.
Tiến hành kiểm tra máu để đánh giá sự thay đổi của bệnh. Kết quả cho thấy một lượng nhỏ măng tây đã kiểm soát được tỉ lệ đường huyết song không làm cải thiện nồng độ insulin trong cơ thể. Chỉ có sử dụng chiết xuất măng tây với số lượng lớn mới thấy tác dụng rõ rệt đối với việc sản xuất insulin ở tuyến tụy.
Tiêu thụ măng tây ở Anh tăng mạnh trong mấy năm gần đây lên mức cao kỷ lục gần 8.000 tấn mỗi năm. Ngoài hương vị ngon, măng tây có thể đóng vai trò thiết yếu trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng bệnh tiểu đường ở Anh.
 Nguồn: Theo Dailymail

Tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khi hormone "bóng đêm" thấp.

Những phụ nữ có nồng độ hormone melatonin (còn gọi là hormone bóng đêm) thấp vào ban đêm thì nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên gấp hai lần, theo MyHealthNewsDaily.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham tại Boston (Mỹ) sau khi tìm hiểu 370 phụ nữ bị bệnh tiểu đường và 370 phụ nữ không bị bệnh này từ năm 2000 đến 2010.

nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nồng độ hormone melatonin thấp làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2.
(Ảnh minh họa: Internet)

Kết quả có xét đến các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 là tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất và khoảng thời gian ngủ, theo tiến sĩ Ciaran McMullan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu nước tiểu vào lúc sáng sớm để xác định nồng độ melatonin được sản sinh vào ban đêm. Đây là hormone có liên quan đến chu kỳ thức - ngủ.
Những yếu tố có thể làm giảm nồng độ melatonin là bị làm phiền khi đang ngủ, thời gian ngủ ngắn, làm việc ca đêm và dùng một số loại thuốc nhất định.
Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Medical Association
Nguồn: Theo Khoahoc.TV

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả với tỏi đen.

Hiện nay, có rất nhiều thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả trong đó có tỏi đen.
Một vài trong số các phương pháp điều trị tiểu đường không cần dùng thuốc đã được chứng minh là có tiềm năng lớn và một trong số đó là điều trị bằng thảo dược. Điều trị bằng thảo dược có thể giải quyết rất nhiều mặt của căn bệnh tiểu đường. Hiện nay có rất nhiều loại thảo dược hỗ trợ điều trị và giảm thiểu những triệu chứng của tiểu đường. Một trong số đó là thảo dược tỏi đen.

Tỏi đen thảo dược giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Tỏi đen có vị ngọt thanh hấp dẫn, thể chất mềm nhuận, không hăng và khó chịu như tỏi tươi, thơm dịu, vô cùng hấp dẫn. Tỏi đen là thảo dược chữa tiểu đường hiệu quả nhờ các hoạt chất S-allylcysteine (SAC), Polyphenol, axit amin, ... trong tỏi đen. S-methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine sulfoxide, sunfua trong tỏi đen có tác dụng ức chế G-6-P enzyme NADPH, ngăn chặn sự tàn phá của insulin, giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, tỏi đen còn chứa các allyl disulfide, alkaloid, cũng là thành phần giúp giảm lượng đường trong máu. Isoleucine thúc đẩy bài tiết insulin.
Một cuộc thí nghiệm trên động vật cho thấy tỏi đen kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu 12.4% ± 1.2% trong khi nhóm kiểm soát từ nước cất là 1.8% ± 0.5%.
Điều này cho thấy tỏi đen có ảnh hưởng đáng kể về kiểm soát đường huyết. Họ đã cho "alloxan" (alloxan) bệnh tiểu đường ở chuột gây ra bằng cách ăn uống của chiết xuất tỏi đen, tỏi đen cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết, 2h sau khi uống để giảm nồng độ đường trong máu của họ 17,9% ~ 26,2%.

tỏi đen điều trị tiểu đường
Phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả với tỏi đen.
(Ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu cho thấy tỏi đen có thể ảnh hưởng đến gan glycogen tổng hợp, làm giảm lượng đường trong máu và tăng huyết insulin. Allicin mà có thể làm giảm lượng đường trong máu bình thường, tỏi đen cũng chứa "S -methyl cysteine sulfoxide và "S - allyl cysteine sulfoxide, " Đây sulfua có thể ức chế G-6-P enzyme NADPH, để ngăn chặn sự tàn phá của insulin, tác dụng hạ đường huyết. Trong tỏi đen "disulfide diallyl" cũng có hiệu ứng này. Tỏi đen có chứa alkaloid, cũng có các thành phần đường trong máu thấp hơn, tăng chức năng của insulin, quan trọng hơn, nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bình thường. Glycine để giảm lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường; "isoleucine"
Tỏi đen không chỉ là thảo dược chữa tiểu đường, tỏi đen có nhiều tác dụng khác như: Kích thích tiêu hóa, giảm đầy chướng bụng; Giảm cholesterol máu, phòng ngừa và giảm xơ vữa thành mạch, béo phì; Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch; Giảm đường huyết; Giảm stress; Bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ; Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng,...
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường.

 Trẻ nhỏ khi bị tiểu đường thường chưa ý thức được vấn đề, do vậy cha mẹ cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ.

Chế độ ăn uống cho trẻ nhỏ bị tiểu đường.

Do chế độ sinh hoạt, tập luyện không thích hợp, lối sống không lành mạnh, di truyền là nguyên nhân trẻ mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh này là: ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, đi tiểu thường xuyên, khát nước, hay uống nhiều nước, mệt mỏi, cảm xúc thất thường.
Trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh chưa có ý thức về việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân và cân đối chế độ ăn uống, hơn nữa trẻ đang trong độ tuổi cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để phát triển nên cha mẹ cần kiểm soát sát sao chế độ ăn uống của con.

Chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ bị tiểu đường
(Ảnh minh họa: Internet)

Hạn chế đường.

Hạn chế nêm đường vào đồ ăn và thức uống cho trẻ, hạn chế nước ngọt có ga, hoa quả sấy, kiểm soát kỹ càng lượng đường nạp vào cơ thể trẻ sao cho ở mức thấp nhất. Mẹ có thể sử dụng loại đường ăn kiêng dành cho người bị bệnh tiểu đường, để trẻ không bị chán ăn.

Tránh ăn thực phẩm dầu mỡ.

Để bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cùng với việc thay đổi các món ăn thường xuyên, các mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít chất béo như: tôm, cua, lươn, chim,… thay vì các loại thịt như lợn, bò, cá, gà, vịt… Nếu sử dụng các loại này các mẹ chỉ lấy phần nạc khi chế biến món ăn cho trẻ, không lấy phần mỡ để tránh việc trẻ phải hấp thụ lượng chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe, làm nặng thêm bệnh tiểu đường ở trẻ em . Khi nấu ăn nên chú ý bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật như lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu…

Ăn nhiều rau, quả.

Trẻ nhỏ bị tiểu đường nên ăn nhiều rau quả

Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ, bởi chúng cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ cho cơ thể. Một chế độ ăn với nhiều chất xơ sẽ có tác dụng chống táo bón, giải độc , kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết trong cơ thể của trẻ. Các loại rau như rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà rốt, mướp,… đều phù hợp với trẻ bị tiểu đường. Các loại hoa quả ít đường mà trẻ có thể ăn: dâu tây, bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… song cũng cần tránh những loại hoa quả ngọt như: nho, na, xoài, nhãn…

Chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ.

Ngoài việc dùng thuốc insulin đúng giờ thì việc rèn thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa cho trẻ cũng rất quan trọng. Ngoài ba bữa chính bạn cũng nên cho trẻ ăn thêm hai bữa phụ, chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp lượng đường huyết luôn ở mức cân bằng không tăng mà cũng không hạ. Bữa phụ cho bé có thể là trái cây, một cốc sữa hoặc sữa chua không đường,…

Những thực phẩm trẻ bị tiểu đường nên kiêng.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiểu đường, bạn nên hạn chế băm nhỏ, ninh nhừ, chiên, nướng kỹ với nhiệt độ quá cao vì như thế sẽ làm mất chất dinh dưỡng của món ăn, làm hạn chế quá trình kiểm soát đường huyết. Một lưu ý nữa là không nên cho trẻ ăn quá mặn (mỗi ngày không quá 6 g muối), không ăn đồ đông lạnh, thức ăn có chứa chất màu tổng hợp, phụ gia, đồ ăn nhanh.
Những trẻ bị tiểu đường nếu được chăm sóc cẩn thận, đi khám bệnh thường xuyên, cân đối chế độ vận động và dinh dưỡng phù hợp vẫn sẽ phát triển như những trẻ bình thường.
Nguồn: Sưu tầm.