Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Biến chứng cấp tính ở người tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có hai loại biến chứng là biến chứng cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, dễ đe dọa mạng sống của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.

biến chứng cấp tính ở người tiểu đường
Biến chứng cấp tính ở người tiểu đường rất nguy hiểm.

1. Hôn mê do nhiễm toan ceton.

Nhiễm toan xeton chủ yếu gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 hơn là tiểu đường type 2. Tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan xeton có thể từ 2% – 10%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan xeton thường gặp bao gồm: tiểu đường không được chẩn đoán và điều trị, bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương,…
Nhiễm toan xeton là tình trạng nhiễm toan do tăng sản xuất và tích tụ các thể xeton trong máu xảy ra khi có thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, đi kèm theo tăng đường máu và mất nước. Nhiễm toan xeton nặng dẫn đến hôn mê nhiễm toan xeton.

2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo tình trạng mất nước nặng, không có nhiễm toan xeton hoặc nhiễm toan xeton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu thường xảy ra nhiều hơn ở tiểu đường type 2 so với type 1. Tỷ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu có thể lên đến 15%. Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát bao gòm: tiểu đường týp 2 không được phát hiện và điều trị, bỏ thuốc điều trị tiểu đường, nhiễm trùng và các bệnh cấp tính như nhooifmasu cơ tim và tai biến mạch máu não, chấn thương, sử dụng một số thuốc như lợi tiểu, corticoid.

3. Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột

- Hạ đường huyết là môt thuật ngữ y khoa để chỉ nồng độ đường huyết trong máu thấp. Hạ đường huyết rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều bị hạ đường huyết. Điều quan trọng là phải biết cách phát hiện và xử trí, nếu không cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp bệnh nhân có thể tử vong hoặc bị tổn thương não không hồi phục.
- Mức đường máu (glucose máu) bình thường khoảng 4,0 - 5,6 mnol/l. Trong đa số các trường hợp các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết thấp hơn 3mnol/l. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các triệu chứng có thể xảy ra ở mức đường máu cao hơn, hoặc ngược lại chỉ xuất hiện ở mức đường máu thấp hơn nữa, thậm chí không có triệu chứng hạ đường huyết.
Để tránh tình trạng biến chứng cấp tính xảy ra, người bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát lượng đường huyết trong máu ổn định. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét