Tiểu đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết. Sau sinh bệnh sẽ tự khỏi nhưng một số trường hợp bệnh lại không khỏi.
Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Tuân thủ các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ sau để được hiệu quả cao
- Trong lúc mang thai: Nguyên tắc chung của điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Các bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Năng lượng nhu cầu hàng ngày trung bình 1.800 - 2.500 calo, trong khẩu phần ăn giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Khi thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định thì không cần phải dùng thuốc, chỉ cần thực hiện đúng chế độ và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần. Trường hợp đường huyết vẫn cao, phải điều trị bằng insulin có tác dụng kéo dài và theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sang lúc nhịn đói.
- Về phía thai: Bà mẹ được chăm sóc khám thai mỗi 2 tuần một lần, cân nặng, đo huyết áp và xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, phát hiện những bất thường khác để điều trị kịp thời, đánh giá sức khỏe thai bằng siêu âm Doppler, siêu âm 4 chiều, đo monitoring sản khoa, khi tuổi thai từ 36 tuần trở đi.
Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ đúng cách
- Trong lúc chuyển dạ: Nếu đường huyết mẹ ổn định, sẽ cho chuyển dạ tự nhiên theo ngả sinh âm đạo, trừ những trường hợp có chỉ định mổ lấy thai. Trong lúc chuyển dạ sinh, cần theo dõi đường huyết mỗi 2 giờ/lần. Điều trị tiểu đường bằng insulin khi đường huyết tăng trên 6,8mmol/l.
- Sau sinh: Mẹ và bé cần được theo dõi đường huyết, vì có thể có nguy cơ hạ đường huyết. Cần có chế độ dinh dưỡng theo đúng nguyên tắc. Tiếp tục tầm soát bệnh lý ĐTĐTK sau tuần lễ thứ 6 trở đi, bằng cách tương tự sử dụng trắc nghiệm dung nạp đường 75g đường trong 2 giờ. Để có hướng điều trị tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét