Khi bị đái tháo đường, đường huyết tăng cao có thể gây biến chứng toàn bộ cơ thể, trong đó có biến chứng về răng và nướu.
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được vấn đề này. Hãy học cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chăm sóc răng miệng với người bị đái tháo đường.
Sâu răng
Trong miệng chúng ta chứa rất nhiều vi trùng. Khi tinh bột và đường trong thức ăn và nước ngọt tương tác với vi trùng, hình thành những mảng bám trên răn. Acid từ mảng bám sẽ phá huỷ lớp men bên ngoài của răng sẽ hình thành nên những lổ trên răng, gọi là sâu răng. Khi đường huyết tăng cao, là nguồn tinh bột dồi dào để tạo nên acid và gây nên sâu răng .
Viêm lợi giai đoạn sớm.
Đái tháo đường làm giảm khả năng chống lại vi trùng. Nếu bạn không chải sạch những mảng bám trên răng một cách thường xuyên, sẽ hình thành cao răng ở chân răng của bạn, lâu dài sẽ làm cho nướu bị sưng và viêm. Khi đó gây viêm nướu.
Viêm nha chu.
Nếu không điều trị, viêm nướu sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu có thể gây phá huỷ phần mô mềm và xương quanh răng. Cuối cùng, viêm nha chu có thể làm cho lợi tách xa răng làm cho răng rụng.
Viêm nha chu nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân đái tháo đường vì bệnh nhân đái tháo đường giảm khả năng đề kháng với vi trùng và chậm lành vết thương hơn người bình thường.
Mặc khác, viêm nha chu có thể làm tăng đường huyết, khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Phòng ngừa và điều trị nha chu giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Chăm sóc răng đúng cách.
Để giúp phòng ngừa bệnh lý răng miệng, bệnh nhân đái tháo đường nên :
- Kiểm soát đường huyết: Theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ hướng dẫn và điều trị của bác sỹ để giữ đường huyết trong mục tiêu điều trị. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt sẽ hạn chế tối đa viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác.
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Chải răng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Lý tưởng, bạn nên chải răng sau mỗi bữa ăn.
- Nên sử dụng bàn chải có sợi mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch những mảng bám giữ hai răng và chân răng.
- Có kế hoạch khám nha khoa để lấy cao răng
- Mỗi năm nên ghé phòng khám nha 2 lần để làm sạch răng miệng một cách chuyên nghiệp.
- Nên báo với nha sỹ về việc bạn bị đái tháo đường
- Mỗi lần khám nha sỹ bạn nên báo với nha sỹ việc mình bị đái tháo đường. Khi đó nha sỹ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn. Trong trường hợp cần nhổ răng, nha sỹ có thể yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết, vì để đảm bảo an toàn, đường huyết của bạn cần được kiểm soát tốt khi nhổ răng. Bác sỹ và nha sỹ cần phải phối hợp với nhau để đảm bảo việc nhổ răng cho bạn được an toàn.
- Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lý nướu
- Báo cho nha sỹ biết bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến nướu , bao gồm : sưng, đỏ, chảy máu …cũng như những vấn đề khác trong miệng: khô miệng, rụng răng hay loét , đau trong miệng.
- Ngưng hút thuốc: Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ của biến chứng do đái tháo đường , trong đó có biến chứng răng miệng. Do vậy, việc ngưng hút thuốc là rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường.
Cuối cùng, việc điều trị đái tháo đường là cuộc chiến lâu dài , đi cùng bạn cả cuộc đời. Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết song song với việc kiểm soát đường huyết.
Nguồn: Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét