Bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để thuận tiện cho việc theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc lấy máu ở đâu để kiểm tra.
Khi bạn sử dụng máy đo đường huyết thường sẽ hay băn khoăn về cách sử dụng máy cũng như vị trí lấy máu như thế nào là thích hợp. Chúng ta có thể lấy máu để thử đường huyết ở nhiều vị trí khác nhau, như các đầu ngón tay, gang bàn tay, cánh tay và cẳng tay,…
Nên lấy máu ở vị trí nào khi đo đường huyết.
(Ảnh: Internet)
Khi lấy máu để kiểm tra tiểu đường bạn có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng theo khuyến cáo, lấy máu ở vị trí đầu các ngón tay sẽ đảm bảo được độ chính xác ở kết quả đo. Khi bạn kiểm tra ở vị trí khác sẽ có một vài giới hạn, hãy liên hệ với nhân viên y tế trước khi bắt đầu kiểm tra ở các vị trí trích máu thay thế.
Lưu ý:
- Kết quả kiểm tra ở các vị trí trích máu thay thế có thể khác biệt với kết quả kiểm tra ở đầu ngón tay khi lượng đường huyết thay đổi quá nhanh (ví dụ, sau khi ăn hoặc tiêm insulin, hoặc trong khi và sau khi tập thể dục)
- Chỉ kiểm tra các vị trí trích máu thay thế trước hoặc hơn 2h sau khi ăn, tiêm insulin hay tập thể dục
- Tránh các vị trí gần xương, các vị trí có nhiều lông và nặn vị trí trích lấy máu. Những vị trí trích máu thay thế có thể bị bầm tím, nhưng sẽ khỏi nhanh chóng, nếu bị bầm tím hãy xem xét và chọn vị trí khác để lấy máu
- Không sử dụng mẫu máu từ những vị trí lấy máu thay thế để kiểm tra khi:
+ Bạn cho rằng lượng đường huyết của bạn thấp hoặc thay đổi quá nhanh
+ Bạn được chẩn đoán có tình trạng hạ đường huyết không dấu hiệu dự báo
+ Kết quả kiểm tra từ các vị trí trích máu thay thế không khớp với tình trạng cơ thể mà bạn cảm thấy.
+ Trong vòng 2h sau khi ăn, tiêm insulin hoặc tập thể dục
Quan trọng hơn cả là bạn nên rửa sạch tay và vị trí trích máu bằng nước xà phòng ấm để đảm bảo kết quả chính xác. Lau thật khô tay và vị trí cần lấy máu. Để làm ấm ta nên đắp miếng lót khô ấm hoặc chà xát mạnh lên trong đó vài giây.
Nguồn: Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét