Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mà bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Để có thể thực hiện như vậy thì bạn nên tìm hiểu về thực đơn cho người bệnh tiểu đường giúp bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để mục đích giữ đường huyết ổn định tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho bạn.

Sau đây là một số một số món ăn nên có trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường.

 Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.

Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.

Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 – 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.

Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.

Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.

Cụ thể hơn dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn bảng thực đơn các bữa trong ngày, và thực đơn của mỗi ngày trong tuần. Bạn có thể tham khảo áp dụng theo thực đơn này để giúp kiểm soát đường huyết.

Chỉ cần chế độ ăn kiêng hợp lý bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn hấp dẫn vẫn có thể bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể mà đường huyết vẫn ổn định. Người bệnh cần thăm khám thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sỹ theo dõi và điều trị.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Tiểu đường khi mang thai

Đái tháo đường khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Khi phát hiện mình bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bà bầu để biết cách phòng và kiểm soát bệnh này tốt hơn.

Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, tiểu đường thai kỳ chính là một thể bệnh tiểu đường, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ tiểu đường thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh tiểu đường týp 1, týp 2, tiểu đường do dinh dưỡng hoặc tiểu đường triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán tiểu đường thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

 Tiểu đường khi mang thai
Tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức. Về phía người mẹ, tiểu đường có thể gây biến chứng cao huyết áp, đa ối, tỉ lệ mổ lấy thai tăng, nhiễm trùng vết mổ hoặc vết may tầng sinh môn. Về phía thai, tiểu đường dễ gây thai to, mà thai to lại dễ gặp những trở ngại khi chuyển dạ như sanh khó, kẹt vai, gia tăng tỉ lệ sang chấn cho con. Những bé này về sau dễ bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra tiểu đường cũng dễ gây dị tật bẩm sinh thai nhi, thai bị đột tử.

Bệnh tiểu đường ở dạng nhẹ có thể xuất hiện trong lúc bạn mang thai, nhưng sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, 3/4 trong số các bà mẹ này có thể bị tiểu đường về sau. Nguy cơ mắc bệnh này ở đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị tiểu đường là 1% (cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh). Nếu cả bố lẫn mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ của đứa trẻ là 5%.

NHỮNG QUY TẮC ĐIỀU TRỊ THÔNG THƯỜNG:

– Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.

– Tiêm insulin. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.

Do vậy bạn không nên lo lắng quá vì hiện nay việc kiểm soát và điều trị tiểu đường đã có nhiều thuận lợi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com -Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng của bệnh tiểu đường

 Biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường

– Toan xêtôn do đái tháo đường

– Suy thận

– Bệnh võng mạc

– Hoại thư

– Nhiễn khuẩn

– Loét bàn chân

– …

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.

- Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp…và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

- Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

- Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.

- Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.

- Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

Phát hiện sớm các triệu chứng để có thể chủ động ngăn ngừa, kiểm soát tốt các biến chứng tránh những nguy hiểm không đáng có từ bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe. Không chỉ có vậy, nếu không biết kiểm soát tiểu đường kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng tiểu đường còn nguy hiểm gấp nhiều lần khi bị bệnh. Tìm hiểu về những biến chứng và cách phòng tránh để giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể hoặc có thể gây nên các biến chứng, căn bệnh khác như một hệ quả của căn bệnh ban đầu.

BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

- Hôn mê do tăng đường máu.

- Hôn mê do nhiễm toan ceton.

- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

- Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu.

BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

- Biến chứng tim mạch: – Tăng huyết áp. – Cơn đau thắt ngực. – Nhồi máu cơ tim.

- Bệnh lí võng mạc.

- Nhiễm khuẩn da, niêm mạc.

- Bệnh lí thần kinh.

- Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.

- Bệnh lí bàn chân
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

12 dấu hiệu cơ bản báo cho bạn rằng có thể bạn đang bị bệnh tiểu đường

Việc nhận ra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt là rất quan trọng để giảm thiểu tối đa các vấn đề sức khỏe và các biến chứng phức nguy hiểm và phức tạp. Hãy thật sự cảnh giác nếu người bệnh hoặc thấy người thân bị bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm như ở dưới đây.

12 dấu hiệu cơ bản báo cho bạn rằng có thể bạn đang bị bệnh tiểu đường
12 dấu hiệu cơ bản báo cho bạn rằng có thể bạn đang bị bệnh tiểu đường

1. Khát nước và đi tiểu nhiều lần: Khát nước và đi tiểu thường xuyên là một triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh tiểu đường. Do thận phải tăng cường hoạt động bài tiết nên cơ thể trở nên mất nước và thiếu hụt lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.

2. Đói cồn cào: Vì lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Do vậy, cơ thể sẽ phản ứng băng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.

3. Sụt cân đột ngột: Sự biến đổi về trọng lượng không phụ thuộc chế độ tập luyện hoặc kiểm soát chế độ dinh dưỡng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường (thường là tiểu đường tuýp 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng.

4. Mệt mỏi: Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose gây ra sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

5. Vết thương chậm lành: Bệnh nhân tiểu đường sẽ mất khá nhiều thời gian để lành vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ do hệ thống miễn dịch suy giảm. Đối với phụ nữ, nhiễm trùng bàng quang và âm đạo cũng thường gặp.

6. Tầm nhìn hạn chế: Nồng độ glucose cao gây tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nếu phớt lờ triệu chứng này trong một thời gian dài, bạn có thể bị mù.

7. Da khô: Da khô và ngứa có thể do bệnh thần kinh ngoại vi ảnh hưởng đến sự lưu thông và chức năng của tuyến mồ hôi.

8. Ngứa ran bàn tay và bàn chân: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ phá hủy các mạch máu và tế bào thần kinh dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân; đau rát ở bàn tay, ngón tay, chân và bàn chân.

9. Nhiễm trùng da và/hoặc nhiễm nấm: Nồng độ glucose cao khiến các nhiễm trùng rất khó phục hồi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang và âm đạo.

10. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn

Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin – một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

11. Nhiễm nấm: Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

12. Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.

Trên đây là 12 dấu hiệu cơ bản báo cho bạn rằng có thể bạn đang bị bệnh tiểu đường. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên đây cần đi khám, kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cách chữa bệnh tiểu đường cực hiệu quả

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v. Do vậy tìm hiểu về cách chữa bệnh tiểu đường là biện pháp duy nhất giúp người bệnh có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường để có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách chữa bệnh tiểu đường cực hiệu quả
Chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Trong bệnh tiểu đường type 1, vì các tế bào beta tuyến tụy bị huỷ hoại (thông qua cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch được gọi là tự miễn) nên không tiết ra insulin được, cần phải điều trị bằng insulin – một protein gồm 51 axít amin phân làm hai chuỗi polypeptide (chuỗi A gồm 21 axít amin, chuỗi B gồm 30 axít amin) được nối với nhau bởi hai liên kết dusulfid.

Trong bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu chất insulin do ba bất thường: giảm tiết insulin, kháng insulin (vì giảm tác động của insulin lên các tế bào mô đích, nhất là các tế bào cơ) và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó, chữa trị bệnh tiểu đường phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết.

- Làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin: dùng thuốc trị bệnh tiểu đường có nhóm sulfonylure (glibenclamid, glicazid, glimepirid) và nhóm glitinid (repaglinid, nateglinid).

- Làm giảm tình trạng kháng insulin: dùng thuốc tiểu đường có nhóm biguanid (chỉ có metformin) và nhóm thiazolidinedion (TZD, gồm hai thuốc rosiglitazon – đã bị cấm – và pioglitazon).

- Ngăn ngừa hiện tượng hấp thu carbohydrat ở ruột: có nhóm thuốc tiểu đường làm ức chế men alpha-glucosidase như acarbose, voglibose, miglitol.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã biết dùng một số loại cây cỏ xung quanh nhà để chữa bệnh. Có nhiều loại cây có các dược tính rất tốt trong việc giảm đau, điều trị bệnh. Cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường là một trong số các loại dược thảo đó. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây để mong muốn giúp đỡ được phần nào người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi bằng thuốc nam?

Ngoài sử dụng thuốc điều trị và ăn uống lành mạnh thì người bị bệnh tiểu đường nên kết hợp với một số loại thảo dược tự nhiên. Dưới đây chúng tôi giới thiệu tới các bạn các cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường đang được áp dụng phổ biến.

MƯỚP ĐẮNG (KHỔ QUA)

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và ở trong nhóm type 2 thì bạn nên dành ra một cốc nước ép mướp đắng và mỗi buổi sáng. Không chỉ tốt trong việc giảm lượng đường trong máu người bệnh mà mướp đắng còn tốt trong rất nhiều việc khác như phòng chống ung thư, bệnh thần kinh hay tim mạch … Mướp đắng là loại rất dễ kiếm và công dụng của chúng mang lại thật tuyệt vời.

CÂY CÀ RI (HỒ LÔ BA)

Đây là một loại gia vị truyền thống trong ẩm thực của người Ấn Độ và trên thế giới hiện nay có rất nhiều nơi trồng cây này. Điều này cho thấy những cây cà ri rất phổ biến hiện nay và những người mắc bệnh tiểu đường có thể kiếm chúng không quá khó khăn. Cây cà ri cũng có tác dụng giống như mướp đắng khi làm giảm lượng đường trong máu người bệnh. Tuy nhiên, vị đắng của cây cà ri nhẹ hơn vị đắng của mướp đắng. Người bị bệnh tiểu đường chỉ cần lấy một muỗng nhỏ hạt cà ri đổ vào một cốc nước sau đó để chúng qua đêm và uống vào sáng hôm sau. Nên nhớ bạn cần uống chúng vào buổi sáng. Tham khảo thêm bài viết : triệu chứng bệnh tiểu đường
HÚNG QUẾ

Cây húng quế và tía tô cũng có tác dụng trong việc kiểm soát được bệnh tiểu đường. Cách sử dụng húng quế rất đơn giản đó là bạn có thể nhai một vài lá húng quế trong ngày hoặc vò nát một vài lá húng quế sau đó luộc chúng trong một ly nước rồi để từ đêm đến sáng hôm sau là bạn có thể dùng được

LÔ HỘI

Cây lô hội hay còn gọi là nha đam cũng có tác dụng trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Cây lô hội có vị đắng và có tính hàn. Ngoài tác dụng kiểm soát được lượng đường của những người mắc bệnh tiểu đường thì cây lô hội còn có tác dụng chữa bỏng, giải nhiệt cơ thể hay bệnh cao huyết áp.

LÁ XOÀI

Lá xoài cũng có tác dụng trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Chỉ cần lấy từ 3 – 4 lá xoài đun sôi và để qua đêm và sau đó lấy nước uống vào mỗi buổi sáng trước bữa sáng sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Nhưng người bị tiểu đường tuyệt đối không nên áp dụng việc uống nước lá xoài nhiều lần trong một ngày vì chúng có thể giảm đường trong máu gây ra việc hạ đường huyết khá nguy hiểm.

LÁ SUNG

Lá sung không chỉ là một món ăn kèm theo giúp ngon miệng mà nó còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

CHUỐI HỘT

Người bệnh lấy cọng lá cây chuối hột vắt lấy nước, uống mỗi một ngày 2 cốc. Điều chú ý là phải lấy cọng lá vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên vì thời điểm này, cọng chuối còn nhiều nước, khi mặt trời lên hút hết nước thì cọng sẽ rất khô. Người bệnh tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng từ 1-2 tháng.

LÁ VIỆT QUẤT

Lá việt quất là vị thuốc chữa bệnh tiểu đường được nghiên cứu đầu tiên ở châu Âu, có tác dụng làm chắc chắn các mao mạch, ngăn ngừa khả năng bị trụy mạch thường thấy của các bệnh nhân tiểu đường. Lá việt quất là một chất chống xuất huyết trong quá trình điều trị các loại bệnh về mắt bao gồm cả bệnh màng lưới do tiểu đường. Đây là bài thuốc chữa bệnh tiểu đường được nhiều người sử dụng.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng các cây thuốc quý từ thiên nhiên đang được rất nhiều người sử dụng, vì tính hiệu quả và an toàn của nó rất cao so với việc dùng thuốc. Bệnh tiểu được sẽ được loại bỏ nhanh chóng mà không gây ra một tác dụng phụ nào, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nhé.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì

Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh rất nguy hiểm hiện nay. Chế độ ăn uống góp phần rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Chỉ vì một lý do nào đó bạn ăn những đồ ăn không phù hợp cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, do vậy việc tìm hiểu về bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì cũng là một phần trong quá trình điều trị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

Cụ thể như : Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

Cụ thể như : Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.

Cụ thể như : Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

- Không ăn mặn

- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. Vì sao ư?

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý vận động cơ thể, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát trọng lượng cơ thể để không bị béo phì là nền tảng cho việc điều trị tiểu đường

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Thuốc điều trị tiểu đường type 2 công dụng như thế nào?

Ở Việt Nam, số lượng người trưởng thành mắc tiểu đường ngày càng cao, trong đó khoảng 90 – 95% bệnh nhân mắc đái tháo đường đều thuộc thể type 2. Với tiểu đường type 2 chúng ta hoàn toàn có thể quản lý được chúng bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường type 2 sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2 công dụng như thế nào?
Tình trạng bệnh tiểu đường type 2

Đái tháo đường hay tiểu đường type 2 là một bệnh lí sinh ra do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi insulin của tụy tiết ra thiếu hụt không đủ để chuyển hóa đường. Từ đó khiến cho chỉ số glucozo trong máu tăng cao. Tiểu đường type 2 thường chỉ xảy ra đối với những người trưởng thành, tuổi càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này. Những yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt những người thừa cân béo phì là những người có nguy cơ rất cao đối với căn bệnh này.

Dấu hiệu của tiểu đường type 2: Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh thường không mấy rõ ràng. Chính điều này đã khiến cho những người mắc tiểu đường rất khó nhận biết sớm bệnh.

- Nhóm biquanid (meformin):

Viên glucophage hàm lượng 500mg, 850mg, 1.000mg.

- Nhóm thuốc kích thích insulin:

Các thuốc nhóm này có tác dụng hạ đường huyết thông qua tiết insulin của tế bào beta đảo langerhans tụy có 2 loại sulphornylurea và meglitinid.

Sulphornylurea là những thuốc được sử dụng thường xuyên, được lựa chọn đầu tiên và là loại thuốc nền tảng trong phương pháp điều trị phối hợp.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2 công dụng như thế nào?


- Nhóm ức chế men anpha-glucosidase:

Thế hệ thứ nhất: nhóm acerbose như glucobay loại 50mg hoặc 100mg. Ngày nay loại thuốc này ít được sử dụng, vì thuốc thường gây rối loạn tiêu hóa cơ hội, đầy bụng…

Thế hệ thứ hai: các voglibose như viên basen hàm lượng 2mg hoặc 3mg

- Nhóm glitazon hoặc thiazolidinedion

- Nhóm benfluorex (mediator):

Đây là một nhóm thuốc mới, thuốc có tác dụng hạ đường máu, nhờ làm giảm đề kháng insulin, vừa có tác dụng điều hòa chuyển hóa lipid (giảm triglycerid) hiện đã có một số báo cáo về sử dụng mediator trong phòng chống béo phì.

- Sử dụng insulin điều trị bệnh tiểu đường type 2

Phải tiếp tục duy trì thuốc uống, trừ khi đường máu quá cao.

Bắt đầu từ liều thấp, thường là 0,2 đơn vị/ngày sau khi đã duy trì liều trên 3 ngày mà không có kết quả

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra tiểu đường, đặc biệt nếu bạn trên 45 tuổi. Việc gặp phải những triệu chứng của bệnh tiểu đường lúc ban đầu như trên có thể chưa thực sự nghiêm trọng nhưng cần đi khám bác sĩ để biết được rõ nhất tình trạng bệnh của mình và phòng tránh được những biến chứng khác của bệnh.

Biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường


- Toan xêtôn do đái tháo đường

- Suy thận

- Bệnh võng mạc

- Hoại thư

- Nhiễn khuẩn

- Loét bàn chân

- …

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất đói, mệt mỏi, kèm với khát và đi tiểu nhiều, có thể bạn đã bị tiểu đường, một loại bệnh đang có xu hướng ngày một tăng. Triệu chứng của bệnh tiểu đường rất đa dạng, vì vậy hãy cùng khám phá ngay sau đây để biết liệu bạn có mắc phải căn bệnh khó chịu này hay không.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý
Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý

Khi cơ thể có sự thiếu hụt insulin hoặc giảm đáp ứng với tác dụng của insulin, làm cho chất đường được sinh ra sau khi chúng ta ăn uống không đi đến được các tế bào để sinh ra năng lượng. Kết quả làm cho lượng đường huyết tăng cao. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về tim, giảm thị lực, thần kinh và làm tổn thương các cơ quan khác. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh tiểu đường điển hình nhất.

Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể không sản xuất đủ insulin – hormon giúp tế bào hấp thụ đường từ máu, hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.

Theo Ủy ban Dịch vụ con người và Sức khỏe Mỹ, các triệu chứng thường gặp của tiểu đường gồm:

- Khát và đi tiểu quá nhiều: Đây là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân bị tiểu đường có mức đường huyết cao khiến chức năng của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu cũng bị rối loạn. Khi đường trong thận nhiều cũng sẽ được hòa vào nước tiểu. Từ đó đòi hỏi cần thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường nên dẫn đến cảm giác khát và cũng dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều hơn.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý


- Thường xuyên cảm thấy rất đói: Khi cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu và trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong bệnh tiểu đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Khi đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và thèm ăn. Dù có sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, nhưng người bệnh vẫn có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

- Cảm giác rất mệt mỏi: một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường đó là cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi do khả năng sử dụng năng lượng từ glucose bị giảm sút.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị sụt cân nghiêm trọng và trong thời gian rất ngắn.

- Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành: Biểu hiện tiếp theo chính là những vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao ngăn chặn bạch cầu trong máu hoạt động bình thường.

- Nhìn mờ: Người bệnh có thể cảm thấy thị lực của mình giảm sút, rất khó nhìn.

- Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân

- Da khô, ngứa.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Bật mí 3 bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Có thể bạn chưa biết, cây lược vàng chữa bệnh đái tháo đường rất hiệu quả. Từ loại thảo dược này có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để đạt công dụng tốt, thực hiện mong muốn của bất cứ người bệnh tiểu đường nào. Hãy khám phá các bài thuốc từ cây lược vàng ngay sau đây.

Bật mí 3 bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
Cây lược vàng có thể chữa tiểu đường

Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa, là một trong những bệnh mãn tính và khó chữa nhất hiện nay. Mặc dù vậy không hẳn là không có cách chữa trị bệnh, chỉ cần có cơ hội và người bệnh kiên trì sẽ thành công.

Một trong những cách chữa bệnh tiểu đường đó là dùng thảo dược, đây là phương pháp an toàn và công dụng rất chắc chắn với những loại thảo dược có đặc tính điều hòa tốt lượng đường huyết như cây lược vàng.

Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường là nhờ các hoạt chất flavonoid: Kaempferol và quercetin có tác dụng nuôi dưỡng tế bào và chống oxi hóa, giảm các nguy cơ ung thư; Các hoạt chất cũng giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu, ngăn chặn các biến chứng về mắt, tim và viêm nhiễm do bệnh tiểu đường gây ra.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu về cây lược vàng đã chỉ ra rằng, hoạt chất phytosterol trong loại cây này có tác dụng chống xơ cứng và kháng các tế bào ung thư rất hiệu quả.

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Trong dân gian hiện nay lưu truyền một số cách sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả,Tuy nhiên, có thể công dụng ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Và các nghiên cứu về loại cây này chỉ mới phát hiện ra các hoạt chất tối ưu chứ cũng chưa chứng minh được cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường là đúng hay không.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây, biết đâu sẽ là cơ hội khỏi bệnh dứt điểm như mong đợi.

BÀI THUỐC 1

Chỉ cần lấy vài lá cây lược vàng rửa sạch và nhai nuốt trước các bữa ăn tầm 30 phút là được và vì lá cây có vị chua chua nên cũng rất dễ ăn. Thực hiện cách này trong vòng 2 tuần liên tục, sau đó nghỉ giãn cách 1 tuần rồi lại tiếp tục thực hiện tiếp 2 tuần. Cứ như vậy, lượng đường huyết sẽ được điều hòa ổn định.
BÀI THUỐC 2

Các này cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy lá lược vàng, rửa sạch và giã nát, dùng vải màn để lọc lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày nên uống một cốc nước lá cây lược vàng, có thể chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày cũng rất hiệu quả.
BÀI THUỐC 3

Lấy cả cây lược vàng rửa sạch và thái nhỏ, ngâm với rượu trắng khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày, người bệnh uống một ly nhỏ rượu lược vàng trước bữa ăn, thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần rồi giãn cách 1 tuần và lại dùng tiếp, cứ luôn phiên như vậy sẽ giúp chữa bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Lá dứa cắt khúc chế biến thành thuốc chữa tiểu đường

Có thể kiếm lá dứa rất nhiều ở các vùng quê hoặc người ta trồng để thu hái quả. Hái lá dứa, rửa sạch và cắt nhỏ, sau đó đem phơi khô, nhưng vẫn giữ được màu xanh của lá. Mỗi lần nấu chừng 10 lá dứa với 2,5 lít nước, khi thấy còn chừng 2 lít là có thể dùng được. Uống nước lá dứa từ 2 – 3 lần trong một ngày, nên uống trước bữa ăn chừng 30 phút. Lưu ý là mỗi lần nấu chỉ nên để uống hết trong ngày và áp dụng thường xuyên cách này trong vòng 1 tuần sẽ thấy có kết quả tốt.

Lá dứa cắt khúc chế biến thành thuốc chữa tiểu đường
Lá dứa cắt khúc chế biến thành thuốc chữa tiểu đường

Lấy lá dứa rửa sạch sau đó cuộn lại bằng chừng một nắm tay, cho vào nồi hoặc ấm sắc thuốc, đổ nước ngập lá dứa chừng 1 gang tay. Đun với lửa lớn đến khi nước thật sôi thì hạ lửa nhỏ lại, đến khi nước có màu giống trà xanh là được. Mỗi ngày lấy nước đó uống thay nước rất tốt, có thể uống khi còn ấm hoặc chắt vào bình để trong tù lạnh uống dần trong một ngày.

Trên đây là 2 cách chế biến bài thuốc từ lá dứa chữa bệnh tiểu đường rất đơn giản nhưng hiệu quả lại cực tốt, giúp điều hòa lượng đường huyết, cũng như giúp hạn chế các biến chứng tiểu đường.

Tuy nhiên khi sử dụng loại thảo dược này cũng có một vài lưu ý như: Nên theo dõi và ghi lại số lượng nước lá dứa đã uống và chú ý đo lường lượng đường huyết thường xuyên. Điều này giúp kiểm soát tốt đường huyết, tránh tình trạng lượng đường hạ quá thấp và điều trị bệnh hiệu quả.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thực hư công dụng của lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Để chữa bệnh tiểu đường, việc quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường, ngoài những cách dùng thuốc điều trị thì phần lớn người bệnh thường áp dụng các bài thuốc thảo dược cũng cho hiệu quả tích cực. Trong số đó, có bài thuốc từ lá dứa chữa bệnh tiểu đường rất tốt, có thể còn nhiều người chưa biết tới, vì vậy hãy cùng khám phá ngay sau đây.

Thực hư công dụng của lá dứa chữa bệnh tiểu đường
Lá dứa giúp điều hòa đường huyết

Chúng ta thường biết đến quả dứa hay quả thơm, là một loại trái cây ngon, ngọt và chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Nhưng nhiều người trong chúng ta có thể chưa biết đến công dụng chữa bệnh của lá dứa, đó là chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả mà không cần lo lắng đến tác dụng phụ như đối với dùng thuốc tây.

Lá dứa có màu xanh đậm, có hình dạng thon dài và nhọn, hai bên viền lá có những gai nhỏ. Vì lá dứa có mùi thơm và vị chua nên thường được dùng để bỏ vào cơm hay chè để tạo mùi thơm.

Lá dứa được xếp vào hàng những loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt, đây là một bài thuốc dân gian đã được nhiều người áp dụng, bạn còn ngần ngại gì, hãy thử áp dụng một trong hai cách sau đây.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Phương pháp khoa học để tăng tuổi thọ cho người đái đường là gì?

Một điểm mấu chốt và cần thiết nhất đối với người bị bệnh tiểu đường là cần kiểm soát tốt nhất lượng đường huyết cân bằng ổn định cho cơ thể bằng sử dụng dụng máy đo đường huyết và các xét nghiệm cần thiết trong những thời điểm cần duy trì ở mức:

 phương pháp khoa học để tăng tuổi thọ cho người đái đường là gì?

phương pháp khoa học để tăng tuổi thọ cho người đái đường là gì?

Kiểm soát đường huyết là cách chữa trị bệnh tiểu đường và duy trì tuổi thọ cho người bệnh

- Lúc đói và trước khi ăn: Từ 90-130mg/dl

- Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng: Mức đường huyết cần duy trì 140 -1 80mg/dl

- Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ: 110- 150 mg/dl

Thực hiện ổn định đường huyết bằng 3 nguyên tắc quan trọng mà người bệnh tiểu đường nên làm là: Sử dụng thuốc + chế độ ăn + chế độ tập luyện hàng ngày khoa học, đúng phương pháp.

> Lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm dành cho người tiểu đường chứa các vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể như trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt nạc, cá biển. Hạn chế, các loại đồ ăn như chiên, xào, cơm, thực phẩm đóng hộp, không sử dụng đồ ăn ngọt như bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá…

> Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày:

Theo các bác sỹ chuyên khoa thì người đái tháo đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ sẽ có tác dụng rất tốt để ổn định mức đường huyết. Các bài tập thể dục mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn như: bơi lội, đạp xe, đi bộ hay chơi cầu lông… Lưu ý, trước và sau khi tập luyện cần kiểm tra đường huyết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

> Kết hợp sử dụng phương thuốc điều trị tiểu đường khoa học và tốt nhất.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Tuổi thọ trung bình của người bị tiểu đường là bao nhiêu?

Để đưa ra chính xác câu trả lời về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường quả thật là rất khó. Chỉ biết rằng, theo ước tính của các chuyên gia nghiên cứu trên thế giới thì tuổi thọ trung bình của người bệnh đái đường loại 2 sẽ giảm đi 10 năm còn người bệnh tiểu đường loại 1 giảm gấp đôi là 20 năm.

Tuổi thọ trung bình của người bị tiểu đường là bao nhiêu?
Người bệnh tiểu đường type 1 và 2 có thể bị giảm tuổi thọ từ 10-20 năm so với người bình thường

Các nhà khoa học cũng cho biết, những yếu tố gây nên giảm tuổi đời ở người tiểu đường chính những biến chứng của căn bệnh. Đó là sự lên xuống thất thường của chỉ số glucose trong máu làm giảm thời gian tồn tại của người bị đái đường. Ngoài ra, lượng cholesterol, mỡ máu và huyết áp tăng cao gây khó khăn với việc lưu thông tuần hoàn máu góp phần dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tai biến, bị đột quỵ, loét bàn chân, giảm thị lực, bệnh tim mạch…

Do đó, để giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường và tăng thêm tuổi thọ thì người bệnh đái đường cần có phương pháp khoa học và lành mạnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Có nguy cơ tử vong do dùng sai cách và quá liều insulin

Hiện nay, insulin được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và 2. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng kỹ thuật và quá liều sẽ dẫn tới tai biến hạ đường huyết gây tử vong cho người bệnh

4 nguyên nhân do sử dụng insulin sai cách, quá liều

Có nguy cơ tử vong do dùng sai cách và quá liều insulin
Tiêm sai cách, quá liều insulin có thể gây nguy cơ tử vong cho người tiểu đường

Trong một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cardiff cho hay, những người bị tiểu đường sử dụng từ 1-1,5 đơn vị insulin/1kg có thể tăng nguy cơ tử vong lên đến 40% và nếu liều dùng vượt quá 1,5 đơn vị insulin/1kg thì tỷ lệ tử vong lên tới 75%. Lý giải tình trạng này các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân gây nên việc sử dụng quá liều và sai cách là do:

- Ăn uống thiếu lành mạnh làm giảm đường huyết. Khi sử dụng insulin gây nên hạ đường huyết nghiêm trọng.

- Do sử dụng sai cách khi bị tăng đường huyết: Tự ý tăng liều insulin khi bị tăng đường huyết sẽ dẫn tới việc hạ đường huyết xuống quá thấp.

- Không biết sử dụng bút tiêm và lượng insulin cần thiết, làm quá liều quá hoặc quá lượng insulin cần thiết cho cơ thể.

- Nguyên do dùng insulin kết hợp với các loại thuốc tiểu đường khác >>> Có thể dẫn tới ngộ độc và gây tử vong cho người bệnh đái đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com