Gần đây em thấy cơ thể có sự khác thường như hay khát nước và hay đi tiểu nhiều , em lo là mình bị mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể cho em biết khi nào thì biết mình mắc bệnh đái tháo đường không ạ?
Trả lời:
Bạn Qúy thân mến! Có 3 tiêu chí để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường như sau:
- Đường huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn): >7 mmol/L (>126 mg/dl).
- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl).
- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 mmol/L (> 200 mg/dl), kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút.
Như vậy, việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải được thực hiện ở các cơ sở y tế và được bác sĩ chuyên khoa kết luận. Bệnh nhân có thể mắc một trong 2 thể:
- Đái tháo đường type 1:
Là bệnh tự miễn dịch mãn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình huỷ hoại các tế bào bêta tiết ra insulin. Hậu quả là cơ thể thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Đối với loại này, khi điều trị buộc phải dùng insulin.
- Đái tháo đường type 2:
Là tình trạng cơ thể yêu cầu phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì sự chuyển hóa bình thường. Người bệnh không thể tránh khỏi biến chứng cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó:
+ Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng như hạ đường máu, hôn mê… Loại biến chứng này đe doạ tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
+ Biến chứng mạn tính xảy ra liên tục và không dễ nhận thấy. Nó phá huỷ cơ thể người bệnh và khi phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn. Một số triệu chứng thường gặp là mạch máu lớn, tổn thương mạch, bất lực hoặc rối loạn tình dục… Ngày nay, đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được.
Với trường hợp của bạn Qúy, chúng tôi chẩn đoán bạn bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, để chính xác hơn bạn nên đến bệnh viện cơ sở gần nhất để kiểm tra nồng độ đường huyết trong máu của mình và để có những biện pháp thích hợp để điều trị nếu như bạn đã mắc bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét