Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người tiểu đường
Tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu đều dẫn đến hậu quả sau cùng là xơ vữa động mạch và tắc mạch. Vì cơ quan nào cũng chứa nhiều mạch máu, vì vậy tổn thương mạch máu sẽ làm tổn hại cơ quan.
Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường thường gây ra do các cơ chế: tăng đường huyết sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm mạch máu xảy ra. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.
Rối loạn mỡ máu dẫn đến tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch. Các loại mỡ xấu như cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là thủ phạm gây xơ vữa mạch máu. Khi lượng mỡ xấu tăng cao, nhất là LDL-c, tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ trong các thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu trở nên xơ cứng và lòng mạch máu hẹp dần lại.
Tiểu đường làm tăng mỡ máu (Ảnh minh họa: Intrernet)
Tuần hoàn máu qua chỗ hẹp bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử; nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người; nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi và có thể gây hoại tử chi…Theo kết quả các nghiên cứu ở người tiểu đường tuýp 2 cho thấy, có đến 40% người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và hơn 70% bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ
Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là thuốc Statin là thuốc điều trị tăng mỡ máu lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát lượng đường huyết của mình tránh tình trạng rối loạn mỡ máu. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện để phòng cũng như điều trị tiểu đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét