Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình thường ? Điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Kiểm tra để bảo đảm mức đường huyết của bạn luôn trong giới hạn cho phép
(Ảnh: Internet)
- Đường huyết khi mang thai, như thế nào là bình thường ?
Khác với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
- Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu
- Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu
- Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu
- Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Nếu muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:
- Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30
- Đã từng sinh bé có trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn
- Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị
- Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng do tiểu đường trong thai kỳ như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn rất nhiều, do thai nhi có trọng lượng phần thân trên khá lớn. Những bé có mẹ bị tiểu đường khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, hô hấp hay dễ bị hạ đường huyết cao hơn.
Các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng tránh ảnh hưởng đến tâm lý. Cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh cần điều trị tiểu đường sớm nhất có thể.
Nguồn: Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét