Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Hạ đường huyết với cỏ ngọt.

Từ lâu dân ta đã biết sử dụng cây cỏ ngọt làm nước giải khát, ngày nay người ta còn sử dụng cây cỏ ngọt làm vị thuốc chữa tiểu đường hiệu quả.

Cỏ ngọt sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, Steviosid có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

cỏ ngọt giúp hạ đường huyết
Cỏ ngọt không gây tăng đường huyết như đường thông thường.
(Ảnh: Internet)

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng cây cỏ ngọt

Qua nhiều lần thử nghiệm và nghiên cứu, cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh dẫn đến làm giảm đường huyết, được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cách sử dụng cỏ ngọt điều trị bệnh tiểu đường

Cỏ ngọt bạn đem về rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.
Bạn có thể dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không hề lo lắng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa cỏ ngọt còn là một loại đường không năng lượng rất tốt cho cơ thể và còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.
Sử dụng cỏ ngọt như nước uống hàng ngày vừa giúp điều trị bệnh tiểu đườnglàm cho lượng đường trong máu duy trì ổn định. Vì vậy mà rất nhiều người bị bệnh tiểu đường nhiều năm nay đã sử dụng cỏ ngọt làm bài thuốc trị tiểu đường hiệu quả.
Nguồn: Sưu tầm.

Lấy máu ở vị trí nào khi đo đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để thuận tiện cho việc theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc lấy máu ở đâu để kiểm tra.

Khi bạn sử dụng máy đo đường huyết thường sẽ hay băn khoăn về cách sử dụng máy cũng như vị trí lấy máu như thế nào là thích hợp. Chúng ta có thể lấy máu để thử đường huyết ở nhiều vị trí khác nhau, như các đầu ngón tay, gang bàn tay, cánh tay và cẳng tay,…

lấy máu ở vị trí nào khi đo đường huyết
Nên lấy máu ở vị trí nào khi đo đường huyết.
(Ảnh: Internet)

Khi lấy máu để kiểm tra tiểu đường bạn có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng theo khuyến cáo, lấy máu ở vị trí đầu các ngón tay sẽ đảm bảo được độ chính xác ở kết quả đo. Khi bạn kiểm tra ở vị trí khác sẽ có một vài giới hạn, hãy liên hệ với nhân viên y tế trước khi bắt đầu kiểm tra ở các vị trí trích máu thay thế.

Lưu ý:

  • Kết quả kiểm tra ở các vị trí trích máu thay thế có thể khác biệt với kết quả kiểm tra ở đầu ngón tay khi lượng đường huyết thay đổi quá nhanh (ví dụ, sau khi ăn hoặc tiêm insulin, hoặc trong khi và sau khi tập thể dục)
  • Chỉ kiểm tra các vị trí trích máu thay thế trước hoặc hơn 2h sau khi ăn, tiêm insulin hay tập thể dục
  • Tránh các vị trí gần xương, các vị trí có nhiều lông và nặn vị trí trích lấy máu. Những vị trí trích máu thay thế có thể bị bầm tím, nhưng sẽ khỏi nhanh chóng, nếu bị bầm tím hãy xem xét và chọn vị trí khác để lấy máu
  • Không sử dụng mẫu máu từ những vị trí lấy máu thay thế để kiểm tra khi:
           + Bạn cho rằng lượng đường huyết của bạn thấp hoặc thay đổi quá nhanh
           + Bạn được chẩn đoán có tình trạng hạ đường huyết không dấu hiệu dự báo
          + Kết quả kiểm tra từ các vị trí trích máu thay thế không khớp với tình trạng cơ thể mà bạn cảm               thấy.
           + Trong vòng 2h sau khi ăn, tiêm insulin hoặc tập thể dục

Quan trọng hơn cả là bạn nên rửa sạch tay và vị trí trích máu bằng nước xà phòng ấm để đảm bảo kết quả chính xác. Lau thật khô tay và vị trí cần lấy máu. Để làm ấm ta nên đắp miếng lót khô ấm hoặc chà xát mạnh lên trong đó vài giây.
Nguồn: Sưu tầm.

Chăm sóc vết thương ở người bị tiểu đường.

Câu hỏi: Mẹ em 59 tuổi bị bệnh tiểu đường type 2 gần 6 năm điều trị, đường huyết có lúc ổn định có lúc tặng cao đến 8.5 (đo trước khi ăn). Tuần trước mẹ em bị đứt tay vết thương nhỏ nay to lên hơn và chưa lành. Cho em hỏi cách chữa vết thương bị đứt tay cho người bệnh tiểu đường như thế nào. Em chân thành cảm ơn! (Mai Kha – khamai…@gmail.com)

chăm sóc vết thương ở người tiểu đường
Chăm sóc vết thương ở người bị tiểu đường.

Trả lời:
Chào bạn.  
Mẹ em bị tiểu đường vết thương sẽ rất lâu lành. Hiện tại đường huyết của mẹ em đang cao lại bị vết thương, em phải đưa mẹ đi khám, ổn định đường huyết cho mẹ. Sau đó chăm sóc, rửa cắt lọc vết thương và phải dùng kháng sinh mạnh, đủ liều em nhé!

Xử lý đúng cách vết lở loét bàn chân do tiểu đường

Biến chứng tiểu đường gây ra hậu quả nghiêm trọng đã kể trên. Mặc dù cố gắng thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng tránh thì vết loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Chăm sóc vết loét là một việc khó khăn, vết loét rất dễ nhiễm trùng trở lại và tổn thương sẽ sâu hơn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân

Để cao chân: nó sẽ làm giảm áp lực lên vết loét, vết loét bàn chân do tiểu đường càng thông thoáng thì vết thương càng nhanh lành. Đôi khi, bạn hãy để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.
- Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô và tế bào đã chết. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.
- Dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide giúp ngăn thấm nước, ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tái tạo mô tại vết loét da giúp cho vết loét thông thoáng và mau lành.
- Sử dụng kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.

Vết loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết, đường huyết cao lại làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trính làm lành vết thương. Vì vậy, bạn cần kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng và điều trị đái tháo đường. Việc này sẽ giúp chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành.
Chúc mẹ em sớm bình phục! 
Nguồn: Theo Giađình.net

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Đường huyết như thế nào là an toàn với tiểu đường thai kỳ ?

Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình thường ? Điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết.

tiểu đường thai kỳ
 Kiểm tra để bảo đảm mức đường huyết của bạn luôn trong giới hạn cho phép
(Ảnh: Internet)

  • Đường huyết khi mang thai, như thế nào là bình thường ?

Khác với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
- Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu
- Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu
- Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu

  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Nếu muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:
- Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30
- Đã từng sinh bé có trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn
- Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị

  • Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng do tiểu đường trong thai kỳ như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn rất nhiều, do thai nhi có trọng lượng phần thân trên khá lớn. Những bé có mẹ bị tiểu đường khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, hô hấp hay dễ bị hạ đường huyết cao hơn.
Các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng tránh ảnh hưởng đến tâm lý. Cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh cần điều trị tiểu đường sớm nhất có thể. 
Nguồn: Sưu tầm


Hiểu rõ hơn về tiểu đường tuýp 3

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay nghe nói đến tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 mà không chú ý có một loại tiểu đường nữa là tiểu đường tuýp 3.
Bệnh tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là bệnh tiểu đường não, nó xuất hiện khi có dấu hiệu thiếu hụt insulin ở não, bệnh không ảnh hưởng tới đường huyết nhưng nó ảnh hưởng tới hoạt động của não gây bệnh Alzzeheimer ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 3.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 3.

tiểu đường tuýp 3
Bệnh tiểu đường loại 3 chỉ xảy ra với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1,2

Insulin trong não có vai trò rất quan trọng, nó giúp não hình thành và lưu giữ những ký ức mới. Khi não không có insulin để thực hiện chức năng này đồng nghĩa với việc người bệnh bị mất trí nhớ, nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 3. Bệnh tiểu đường loại 3 chỉ xảy ra ở người bệnh mắc một trong hai bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, nghĩa là với một người bình thường không có tiền sử bị tiểu đường thì không phải lo lắng về sẽ mắc phải tiểu đường tuýp 3.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 3.

Người mắc bệnh tiểu đường loại 3 do đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 nên có những biểu hiện bệnh như bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thông thường như: khát nước kèm đi tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng giảm cân nhanh chóng…Bên cạnh đó bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 3 còn có nhứng biểu hiện bệnh sau:
- Người mắc bệnh hay bị nhầm lẫn, không phân biệt được những việc đang diễn ra, đôi khi lú lẫn, nhầm lẫn người này với người khác, nặng có thể không nhận ra người nhà.
- Dấu hiệu nặng hơn của bệnh là bệnh nhân bị mất trí nhớ do người bệnh không thể hình thành ký ức mới vì thiếu hụt insulin.
Từ những dấu hiệu trên có thể thấy dấu hiệu của bệnh rất giống bệnh Alzzeheimer của người già, vì vậy khi bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 khi xuất hiện những triệu chứng này nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị của nhân viên y tế.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3.

Chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 3 người bệnh cần kết hợp với chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 như:
Chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện cơ thể đều đặn giúp kiểm soát cân nặng cũng như kiểm soát bệnh.


điều trị tiểu đường tuýp 3

Trái cây rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 3.

Chú ý chăm sóc khi có vết thương: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, lau khô và xịt băng vết thương dạng xịt Nacurgo.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 3 sẽ được tiêm insulin thường xuyên và rosiglitazone nhạy cảm insulin giúp bảo vệ não và tế bào não giúp làm chậm và ngăn ngừa quá trình mất trí nhớ của người bệnh.
Cùng với insulin bệnh nhân sẽ được dùng thuốc hạ lipit máu giúp bệnh nhân kiểm soát lượng cholesterol, rất hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Tổn thương thận do tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên thận. Theo thống kê ở Mỹ, có tới 44% các ca suy thận có nguyên nhân là đái tháo đường. 

Tiểu đường là một bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe đặc biệt là rất có hại cho thận.
Thận là cơ quan rất quan trọng, mỗi thận chứa hàng triệu tiểu cầu thận được cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc. Những túi lọc này loại bỏ các chất độc hại ra ngoài và giữ lại những chất thiết yếu cho cơ thể. Tiểu đường nếu không được điều trị hiệu quả sẽ làm tổn thương hệ thống lọc và kết quả là dẫn đến suy thận.

Bệnh đái tháo đường dẫn đến suy thận như thế nào ?

Ở bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Hệ thống lọc của thận sẽ cho những chất như Protein xuất hiện và thoát ra ngoài trong nước tiểu. Ban đầu chỉ một lượng đạm nhỏ thoát qua đường nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng. Thường thì bệnh thận do biến chứng tiểu đường phải mất nhiều năm mới phát hiện được tuy nhiên cần phải xét nghiệm chuẩn đoán sớm vì ở giai đoạn này nếu điều trị có thể giúp thận phục hồi.
Tình trạng đường huyết tăng cao trong máu kéo dài dẫn tới lượng đạm mất đi qua nước tiểu nhiều hơn, giai đoạn này gọi là tiểu đạm đại thể. Khi đó chức năng thận sẽ giảm đi, cơ thể sẽ phải giữ lại rất nhiều chất độc hại do chức năng thận giảm. Đồng thời, khi thận bị tổn thương huyết áp máu cũng sẽ tăng cao nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

suy thận do tiểu đường
Suy thận do tiểu đường là biến chứng nguy hiểm.

Suy thận là một bệnh rất nguy hiểm, người bị suy thận do đái tháo đường thường có thời gian sống ngắn hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với các nguyên nhân khác. Chính vì vậy, cần phải điều trị bệnh đái tháo đường trước khi nó gây ra biến chứng về thận. 
Còn đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần chú ý đến những dấu hiệu sau đây để biết chức năng thận có suy giảm hay không trước khi quá muộn.
  • Hơi tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát xương sườn, một vài trường hợp kèm theo sốt.
  • Bị phù toàn thân, từ trên mí mắt biểu hiện rõ xuống bàn chân, da trắng nhợt nhạt..
  • Nước tiểu bị vẩn đục một cách bất bình thường, tiểu buốt mà không phải do uống nhiều nước.
Nguồn: Sưu tầm.

Chữa tiểu đường bằng hạt vải.

Từ xưa trong dân gian, sau khi ăn vải, người ta thường gom hạt lại, rửa sạch, phơi hay sấy khô, để dùng làm thuốc bởi nó có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có tiểu đường.

Trong các cẩm nang về Đông dược sử dụng trên lâm sàng hiện đại, hạt vải luôn luôn hiện diện và được xếp vào loại “Thuốc lý khí” (“lý” = chỉnh lý, “lý khí” = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của “khí”), cùng với những vị thuốc quen thuộc như: hương phụ (củ gấu), trần bì (vỏ quít chín để lâu ngày), thanh bì (vỏ quít xanh), chỉ thực, mộc hương, ô dược...Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy, đau răng, đau tinh hoàn và tiểu đường tuýp 2
hạt vải có công dụng trong điều trị tiểu đường
Hạt vải có công dụng trong điều trị tiểu đường.

Phòng, trị đái tháo đường tuýp 2 bằng hạt vải:

- Cách thứ nhất: hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên, mỗi viên 0,3g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4 - 6 viên,  liên tục 3 tháng (một liệu trình).

- Cách thứ hai: hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g, liệu trình 3 tháng.

Theo những thông báo, đăng trên các tạp chí y học có uy tín, ở Trung Quốc như: “Trung y tạp chí”, “Bắc Kinh trung y”, “Trung thành dược”... cả hai phương pháp trên đều mang lại kết quả mỹ mãn; tỉ lệ khỏi bệnh đạt trung bình 83%; trong quá trình điều trị hầu như không thấy phát sinh tác dụng phụ. 
Tiểu đường được xem như kẻ giết người thầm lặng xếp hàng thứ 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tiểu đường gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hãy phòng chống và điều trị tiểu đường sớm nhất có thể tránh những biến chứng tiểu đường nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: Sưu tầm.


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường.

Dùng cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường là một trong những phương pháp sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả và an toàn. 

Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng lên và trở thành mối lo của rất nhiều người. Tiểu đường nếu không chữa trị sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc điều trị tiểu đường bằng insulin thì những bài thuốc nam đem lại hiệu quả cao.

Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây thìa canh.

Cây Thìa Canh có chứa hoạt chất chính là Axit gymnemic, có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh và tăng cường chức năng sản sinh insulin của tuyết tụy. Hoạt chất này của cây thìa canh cũng có tác dụng tăng cường khả dụng sinh học của insulin, ức chế quá trình hấp thụ đường glucose ở ruột. Các thành phần hóa học có trong cây thìa canh cũng có tác dụng tăng cường hoạt tính của men hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa đường trong máu, giảm cholesterol và mỡ máu.

cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường
Cây thìa canh có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

Cây thìa canh được dùng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cho cả hai đối tượng bệnh nhân: tiểu đường tuýp 1bệnh tiểu đường tuýp 2. Có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, không chứa chất bảo quản, cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường an toàn, mang lại hiệu quả cao trong khi không gây ra những tác dụng phụ như những loại thuốc tân dược điều trị bệnh tiểu đường khác. Với chi phí thấp, dễ kiếm, dễ sử dụng và có thể dùng lâu dài, cây thìa canh điều trị bệnh tiểu đường là sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây thìa canh.

Lấy 10g dây thìa canh khô, đun sôi với 0,5 lít nước trong vòng 15 phút. Khi đun, để lửa nhỏ. Chia thành 3 phần đều nhau, uống làm 3 lần trong ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút.
Ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường, cây thìa canh cũng dùng làm thuốc điều trị bệnh liên quan đến tiêu hoá, điều trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây thìa canh, bỏ phần rễ và quả, dùng làm bài thuốc nam điều trị bệnh phong thấp tê bại, chữa viêm mạch máu, chữa rắn độc cắn, điều trị bệnh trĩ.
Nguồn: Sưu tầm.

Phòng bệnh tiểu đường bằng cách ăn trứng.

Theo nghiên cứu, ăn 4 quả trứng mỗi tuần có thể giảm hơn 1/3 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

phòng bệnh tiểu đường bằng cách ăn chứng

Phòng bệnh tiểu đường bằng cách ăn trứng.

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Đông Phần Lan đã kiểm tra thói quen ăn uống của 2.332 đàn ông từ 42 đến 60 tuổi. Kết quả cho thấy rằng những người ăn 4 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 37% so với những đàn ông chỉ ăn 1 quả trứng mỗi tuần.
Bên cạnh đó, những người đàn ông trung niên, tiêu thụ 4 quả trứng mỗi tuần cũng có mức đường huyết thấp hơn và không gia tăng đáng kể mức choleterol trong máu.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, sở dĩ ăn trứng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 là do các chất dinh dưỡng chứa trong trứng có thể giúp cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường và giảm tình trạng viêm trong cơ thể, vốn là tác nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, để ngừa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bạn chỉ nên ăn 4 quả trứng mỗi tuần, việc tiêu thụ nhiều hơn số lượng này không những không giúp tăng hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: Sưu tầm.