Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh tiểu đường thai kỳ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc. 

 

tieu-duong-thai-ky
Hình minh họa
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Đường glucose là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Hormone insuline có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong cơ thể và biến nó thành năng lượng để duy trì hoạt động. Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng insulin cơ thể sản xuất không đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng về tiểu đường thai kỳ. 90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục và tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh.

1/ Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Nguyên tắc dinh dưỡng đỏ, vàng, xanh cho bà bầu 
Chuyện ăn uống trong thai kỳ làm không ít bà bầu đau đầu. Nên và không nên ăn gì luôn là vấn đề nan giải. Người thì bảo cái này tốt, người lại khuyên cái kia tốt hơn. Vì vậy, nếu đang băn khoăn về thực đơn dinh dưỡng cho bản thân, mẹ bầu tham khảo ngay danh sách thức ăn phân loại theo quy tắc...

Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn. Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…

Ngược lại với carbonhydrates đơn giản, carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nên có nhiều carbonhydrates phức tạp và ít chất béo bão hòa.
Một số thực phẩm có carbonhydrates phức tạp:

- Bánh mì làm từ lúa mì

- Táo, cam, lê, đào

- Đậu

- Bắp

2/ Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

- Ăn sáng đầy đủ: Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Bạn có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc va một hũ sữa chua

- Ăn nhiều chất xơ: Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. Một công đôi việc mẹ nhé!

- Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.

- Cắt giảm những thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt…

Hình minh họa

Các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi Mẹ bầu cẩn thận thường ngại ăn các loại hạt, đơn cử là đậu phộng, vì sợ cơ thể khi mang thai có thể bị dị ứng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, thực tế, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng ăn các loại hạt khi mang thai còn giảm nguy cơ bị dị ứng sau này cho bé cưng.

- Đừng bỏ bữa: Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa.

- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét