Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Nguy hiểm khi dùng insulin sai cách và quá liều.

Hiện nay, insulin được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh tiểu đường. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng kỹ thuật và quá liều sẽ dẫn tới tai biến hạ đường huyết gây tử vong cho người bệnh.

Dùng insulin không đúng cách có thể gây ra tử vong.

Dùng insulin không đúng cách có thể gây ra tử vong.

Trong một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cardiff cho hay, những người bị tiểu đường sử dụng từ 1-1,5 đơn vị insulin/1kg có thể tăng nguy cơ tử vong lên đến 40% và nếu liều dùng vượt quá 1,5 đơn vị insulin/1kg thì tỷ lệ tử vong lên tới 75%. Lý giải tình trạng này các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân gây nên việc sử dụng quá liều và sai cách là do:

- Ăn uống thiếu lành mạnh làm giảm đường huyết. Khi sử dụng insulin gây nên hạ đường huyết nghiêm trọng.

- Do sử dụng sai cách khi bị tăng đường huyết: Tự ý tăng liều insulin khi bị tăng đường huyết sẽ dẫn tới việc hạ đường huyết xuống quá thấp.

- Không biết sử dụng bút tiêm và lượng insulin cần thiết, làm quá liều quá hoặc quá lượng insulin cần thiết cho cơ thể.

- Nguyên do dùng insulin kết hợp với các loại thuốc tiểu đường khác, điều đó có thể dẫn tới ngộ độc và gây tử vong cho người bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, cần hết sức cẩn trọng trong việc điều trị tiểu đường, tránh những nguy hiểm có thể xảy đến cho người bệnh.

Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 với cây thảo dược

Bệnh tiểu đường type 2 là loại đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin và dễ chữa hơn bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong đông y có một số loại thảo dược là những vị thuốc điều trị tiểu đường rất tốt như: hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.

Một số vị thuốc quý điều trị tiểu đường type 2


Bạch truật vị thuốc quý điều trị tiểu đường

Bạch truật là cây thuốc quý có tác dụng điều trị tiểu đường: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.


Cam thảo đất - Vị thuốc điều trị tiểu đường

Cam thảo đất - Vị thuốc điều trị tiểu đường


Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.

Câu kỷ - Vị thuốc nam điều trị tiểu đường


Câu kỷ có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose - men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 tháng.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người tiểu đường


Tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu đều dẫn đến hậu quả sau cùng là xơ vữa động mạch và tắc mạch. Vì cơ quan nào cũng chứa nhiều mạch máu, vì vậy tổn thương mạch máu sẽ làm tổn hại cơ quan.
Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường thường gây ra do các cơ chế: tăng đường huyết sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm mạch máu xảy ra. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.
Rối loạn mỡ máu dẫn đến tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch. Các loại mỡ xấu như cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là thủ phạm gây xơ vữa mạch máu. Khi lượng mỡ xấu tăng cao, nhất là LDL-c, tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ trong các thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu trở nên xơ cứng và lòng mạch máu hẹp dần lại.


tiểu đường làm tăng mỡ máu

Tiểu đường làm tăng mỡ máu (Ảnh minh họa: Intrernet)


Tuần hoàn máu qua chỗ hẹp bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử; nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người; nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi và có thể gây hoại tử chi…Theo kết quả các nghiên cứu ở người tiểu đường tuýp 2 cho thấy, có đến 40% người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và hơn 70% bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ

Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là thuốc Statin là thuốc điều trị tăng mỡ máu lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát lượng đường huyết của mình tránh tình trạng rối loạn mỡ máu. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện để phòng cũng như điều trị tiểu đường.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Bệnh đái tháo đường và cách kiểm soát trị số huyết áp

Kiểm soát tốt đường huyết là điều hết sức quan trọng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường như là bệnh về mắt (cụ thể gây mù); bệnh thận (suy thận, chạy thận nhân tạo), tổn thương thần kinh, loét và hoại tử chi, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Những biến chứng như vậy có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm tăng chi phí điều trị.

Đái tháo đường (ĐTĐ) có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nào?


Có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên, do vậy phòng ngừa tiên phát các biến chứng tim mạch là một trong những mục tiêu điều trị chính ở các bệnh nhân ĐTĐ. Bên cạnh tăng đường máu, các bệnh nhân ĐTĐ thường có một số bất thường khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng tăng đông máu... Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bao gồm: Tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên; Khám lâm sàng đánh giá mạch ngoại biên; Đo huyết áp mỗi lần thăm khám; Định lượng lipid máu lúc đói ít nhất mỗi năm 1 lần; Định lượng albumine niệu hay đạm niệu ít nhất mỗi năm 1 lần; Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có các triệu chứng bệnh động mạch vành không điển hình do vậy nên làm điện tâm đồ lúc nghỉ cho tất cả các bệnh nhân.

Liệu pháp thay đổi lối sống

Liệu pháp thay đổi lối sống

Cai thuốc lá: Luôn cố gắng động viên bệnh nhân ĐTĐ ngừng hút thuốc.


Liệu pháp dinh dưỡng: Bên cạnh việc duy trì một trọng lượng cơ thể tối ưu và kiểm soát chặt chẽ đường máu, mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu và giảm huyết áp.
Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

Kiểm soát trị số huyết áp


Tăng huyết áp rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng vi mạch (bệnh võng mạc và bệnh thận) cũng như các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 130/80 mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 130/80 mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ. Có 5 nhóm thuốc thông dụng điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân ĐTĐ bao gồm thuốc lợi tiểu, chẹn bêta giao cảm, chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Việc kiểm soát tiểu đường cho bà bầu cũng rất chặt chẽ từ chế độ ăn uống đến vận động.

bieu-hien-cua-benh-tieu-duong-thai-ky

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh đái tháo đường, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Bệnh khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường do dinh dưỡng hoặc triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần. 

Dưới đây là chế độ ăn uống được các chuyên gia khuyến nghị cho người bị tiểu đường thai kỳ để sức khỏe của mẹ và bé đều an toàn.

Phân phối các loại thực phẩm của bạn giữa ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày: Không nên ăn quá nhiều một lúc vì nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên nhiều. Trong thời gian mang thai tuyệt đối không được bỏ bữa vì sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng cân bằng của em bé. Thông thường lượng đường trong máu sẽ khó kiểm soát vào buổi sáng vì biến động của hormone. Những người có tiểu đường thai kỳ nên ăn bữa sáng với tinh bột và protein sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Tiêu thụ lượng tinh bột hợp lý: Thức ăn tinh bột cuối cùng chuyển thành glucose vì vậy cần phải có chế độ tinh bột hợp lý. Tuy nhiên, tinh bột nên được bao gồm trong mỗi bữa ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên ăn khoảng 1 bát ngũ cốc mỗi ngày.

Sữa: Hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất trong sữa chiếm tỷ lệ khá cao, vì thế nó là nguồn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên sữa cũng là một dạng chất lỏng của carbohydrate chính vì thế không nên uống quá nhiều sữa một lúc. Một cốc chứa khoảng 200ml sữa/1 lần uống, uống 2-3 cốc sữa/1 ngày, thời gian cách xa nhau được các chuyên gia khuyến cáo.

Trái cây: Trái cây là loại thực phẩm lành mạnh nhưng nó chứa lượng đường tự nhiên khá cao. Mỗi ngày nên ăn từ 1-3 phần trái cây, và cũng không nên ăn quá nhiều trái cây trong một lúc. Không nên ăn các loại trái cây được đóng hộp hoặc được chế biến dưới dạng siro vì loại này thường chứa lượng đường khá cao.

tieu-duong-thai-ky-han-che-an-cac-loai-thuc-pham-chua-duong

Hạn chế các món tráng miệng, các loại thực phẩm chứa đường,…

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những phụ nữ có tiểu đường thai kỳ cần kết hợp với việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng để duy trì trọng lượng cơ thể, giúp thư giãn, thoải mái tốt cho mẹ và em bé.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Khi những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường), bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm về một số bài thuốc nam cũng giúp bà bầu kiểm soát tiểu đường rất hiệu quả.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Các bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra lipid máu, bao gồm LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng 1 lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100 mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C là 1,0 mmol/l (40 mg/dl). 

Bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra máu thường xuyên

Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường cần ưu tiên đạt nồng độ LDL-C mục tiêu trước. Sau đó là nồng độ HDL-C và triglycerid. Có một ngoại lệ là những bệnh nhân có nồng độ triglycerid trên 4,5 mmol/l (400 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp.

Với các bệnh nhân này, điều trị ưu tiên lại là làm giảm nồng độ triglycerid xuống để phòng ngừa viêm tụy cấp và thuốc fibrat nên được ưu tiên lựa chọn. Các bệnh nhân ĐTĐ còn lại có LDL trên 2,6 mmol/l (100 mg/dl), thuốc được ưu tiên lựa chọn là statin.

Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu. Statin cũng làm giảm nồng độ triglycerid và làm tăng HDL-C. Nếu HDL-C vẫn thấp (dưới 1,0 mmol/l hay 40 mg/dl) sau khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu bằng statin, việc điều trị phối hợp có thể cân nhắc ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có bệnh động mạch vành.

Sự kết hợp statin với fibrat làm tăng nồng độ HDL-C nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm cơ vân, do vậy nên thận trọng.


Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

5 dấu hiệu cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện bởi một cuộc xét nghiệm thử glucose trong tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhanh chóng có biện pháp điều trị phù hợp.

Chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và “biến mất” ngay sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt. Đa số các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nào đặc biệt, và thường đuợc phát hiện nhờ các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi lượng đường tăng quá cao, bầu có thể để ý một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau đây:

khát nước là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Khát nước là biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

90% các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt nhờ một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

1. Thường xuyên buồn tiểu.

Khi mang thai, do sự gia tăng của hoóc-môn hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá bình thường, xảy ra với hầu hết các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, các mẹ thường bỏ qua chi tiết này và không biết mình đã “dính chưởng”.

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi luợng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu, và hệ quả là bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu thường xuyên phải thức vài lần mỗi đêm để đi tiểu, bầu nhé!

2. Cảm thấy khô miệng, khát nước

Giống như một chuỗi tuần hoàn, lượng đường trong máu cao đòi hỏi bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và việc thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh lại khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.

3. Ăn “không kiểm soát”

Phải “ăn cho hai người” cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa “ních” thêm một khẩu phần ăn khổng lồ, bạn có thể cần phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói “đeo đẳng”.

4. Nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” tăng cao, và nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

luyện tập giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Những hoạt động thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát tốt chứng tiểu đường trong thai kỳ

5. Mắt mờ trong thời gian ngắn

Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tầm nhìn của bạn sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.
Ngoài các dấu hiệu trên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận, thường xuyên kiểm tra máu nếu vô tình “sở hữu” một trong những điều sau:
Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30
Từng sinh bé có nặng hơn 4,5 kg
Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc có người thân bị tiểu đường

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Nguy hiểm do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra

Theo số liệu thống kê người bị bệnh tiểu đường từ 3 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 46%; Người bị tiểu đường từ 5 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 61%; Người bị từ 10 năm trở lên, tỷ lệ xuất hiện biến chứng là trên 98%

biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường là biến chứng mãn tính thường gặp, là do bệnh tiểu đường chuyển thành, mang lại hậu quả nghiêm trọng tương đương. Các bệnh như bệnh về chân (mụn nhọt chân, đoạn chi), bệnh thận (suy thận, chứng độc niệu), bệnh về mắt (nhìn mờ, mù), bệnh về não (bệnh huyết quản não), bệnh tim, bệnh da liễu, bệnh tình dục…là những biến chứng thường gặp do bệnh tiểu đường gây ra, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường:

1.Biến chứng bàn chân do tiểu đường


Do xơ cứng động mạch ở bệnh nhân tiểu đường, đã hình thành những mảng bám, gây tổn thương đến thần kinh các chi, huyết quản dễ bị tắc, mà “chân” xa tim nhất, do đó hiện tượng tắc càng nghiêm trọng, từ đó gây nên phù nề, đen, loét, hoại tử. Hiện nay, thường sử dụng phương pháp cắt bỏ chân, phẫu thuật bắc cầu đối với những bệnh nhân có bệnh về chân do tiểu đường. Do bệnh nhân biến chứng bàn chân do tiểu đường thường có tuổi tác cao, vùng làm phẫu thuật rộng, vết thương sẽ khó lành, rất dễ bị viêm nhiễm và tái phát. Bệnh nhân sau khi cắt cụt chi, tỷ lệ tử vong trong vòng 2 năm là 51%, tỷ lệ cắt cụt chi cả hai bên hơn 50%. Do đó, điều trị biến chứng bàn chân do tiểu đường bằng phương pháp truyền thống vô cùng nguy hiểm, nhiều bệnh nhân sau khi bị căn bệnh này, rất dễ mất đi lòng tin đối với cuộc sống. Nếu sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc tiến tiến nhất hiện nay thì không cần phải phẫu thuật, giảm đau đớn, không có tác dụng phụ, tính an toàn cao, hiệu quả tốt.

2.Biến chứng bệnh thận do tiểu đường


Bệnh thận do tiểu đường là một trong những biến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường, là một bệnh nguy hại vô cùng nghiêm trọng của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh biến có thể liên quan đến huyết quản thận, tiểu quản thận và trung mô. Những tổn thương về thận thường gặp là chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường, chứng xơ cứng động mạch nhỏ, viêm thận, viêm bể thận, hoại tử nhú thận, protein niệu…Trong đó chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường là biến chứng bệnh thận đặc trưng của bệnh tiểu đường, trên lâm sàng thường gọi là bệnh thận đái tháo đường. Bệnh thận đái tháo đường là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Có người thống kê, trong những bệnh nhân tiểu đường trung niên, tỷ lệ phát bệnh ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường là 20%, ở bệnh nhân lớn tuổi là 65%.

3.Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường


Những biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường có 7 loại thường gặp: bệnh lý võng mạc do tiểu đường, bệnh lý biểu mô sắc tố võng mạc do tiểu đường, đục thủy tinh thể do tiểu đường, thay đổi thần kinh thị giác do tiểu đường, tăng nhãn áp do tiểu đường, thay đổi tật khúc xạ do tiểu đường. Trong đó bệnh lý võng mạc do tiểu đường là thường gặp nhất, nó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mù do bệnh tiểu đường, cũng là nguy hại lớn nhất của bệnh tiểu đường, tiếp theo là đục thủy tinh thể do tiểu đường, đây cũng là biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng đến thị lực của bệnh tiểu đường.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Điều trị tình trạng tăng đông ở bệnh nhân tiểu đường

Tình trạng tăng đông ở bệnh nhân ĐTĐ có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. 

điều trị tình trạng tăng đông ở bệnh nhân tiểu đường

Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân đái tháo đường. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. 

Các bệnh nhân trên 45 tuổi hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. 

Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75 mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Tiểu đường có phải điều trị suốt đời không?

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có rất nhiều người thắc mắc rằng tiểu đường có phải điều trị suốt đời không?

Tiểu đường là một bệnh trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

tiểu đường có phải điều trị suốt đời

Tiểu đường có phải điều trị suốt đời?

Bệnh tiểu đường bao gồm 2 nhóm: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người trẻ dưới 30 tuổi và thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng rầm rộ, thường có tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường hoặc các bệnh lý tự miễn khác.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người từ trên 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng không rầm rộ, gặp nhiều ở những người bị béo phì.
Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết đặc trưng bởi đường huyết tăng cao với nhiều nguyên nhân khác nhau và là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà phải dùng thuốc hàng ngày. Tuy nhiên, bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên kết hợp với điều trị, bạn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh những biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Giảm cân với người bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt tránh tình trạng đường huyết tăng cao. Do vậy bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý nếu muốn giảm cân.

Bạn đã quá quen thuộc với các thực phẩm giúp giảm cân nhất là các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên những người bệnh tiểu đường gần như rất khó khăn trong giảm cân và chăm sóc sức khỏe. Một vài gợi ý gần đây về những thực phẩm cũng như khẩu phần giảm cân như thế nào tốt cho người tiểu đường.

Cân nặng và bệnh tiểu đường.

cân nặng và bệnh tiểu đường

Càng béo phì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.

Những người thừa cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và đồng thời kéo theo các tình trạng huyết áp khiến cơ thể mệt mỏi. Những người tiểu đường có cơ thể rất yếu, mất sức đề kháng nên việc giảm cân cũng rất khó khăn. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cân nặng và bệnh tiểu đường.
Theo Cathy Nonas, Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa, giáo sự của trường ĐH Y Mount Sinai, New York, Mỹ, đồng thời là phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng ăn kiêng Hoa Kỳ cho biết cho dù bạn cân nặng bao nhiêu nhưng khi mắc bệnh tiểu đường bạn cần kiểm soát cân nặng để giúp giảm đi lượng đường trong máu đáng kể. Bà cho biết thêm nếu giảm 5-10% trọng lượng thì bạn sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu và có thể bỏ một số thuốc hỗ trợ cho bệnh này.

Vậy giảm cân như thế nào cho bệnh nhân tiểu đường ?



Nên giảm cân như thế nào để bệnh tiểu đường không trầm trọng thêm.

Lời khuyên đầu tiên là đừng cố giảm cân một mình, mà hãy tham khảo ý kiến các bác sỹ, cũng như nên sử dụng các thực phẩm như thế nào cho hợp lý.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn kiêng Hoa Kỳ cho rằng để giảm cân thành công bạn cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết khi giảm cân và không nên để lượng đường máu lúc cao, lúc thấp thất thường. Theo các chuyên gia này chỉ cần cắt giảm 500 calo/ngày bạn sẽ lượng dinh dưỡng ổn định từ protein, chất béo, tinh bột. Theo các chuyên gia bạn nên giảm 500 calo/ngày so với bữa ăn bình thường. Một khẩu phần ăn cho người giảm cân là: 
50-55% lượng tinh bột từ cơm, bánh mì hoặc bún…
30% chất béo: bao gồm dầu ăn, chất béo từ thịt, cá, các loại hạt
10-15% protein từ thịt, trứng, cá, sữa…
Như vậy bạn không cần ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ cần giảm 500 calo so với số lượng ăn uống bình thường để giảm cân. Tức là bạn phải giảm một ít năng lượng từ tinh bột, các loại thực phẩm giàu protein, chất béo như vậy là có thể giảm cân an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn phải kiên trì lâu dài, đều đặn để tránh lượng đường trong máu lên xuống thất thường.
Người càng béo càng dễ bị tiểu đường. Nhưng chế độ giảm cân không khoa học lại có thể gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, khi thực hiện giảm cân bạn cần phải hết sức chú ý, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Nóng, ngứa, tê chân có thể là dấu hiệu tiểu đường

Các nhà khoa học của trường Đại học giải phẫu chân và mắt cá chân (ACFAS) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, nếu bạn cảm thấy nóng, ngứa ran hoặc tê bàn chân và các ngón chân, nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

tê chân là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà khoa học Mỹ, những triệu chứng nêu trên xuất hiện là do sự cảm nhận từ thần kinh ngoại biên hay còn được gọi là "thần kinh ngoại biên bệnh tiểu đường".

Hệ thần kinh ngoại biên ở chân bị ảnh hưởng dẫn tới việc bạn cảm thấy tê chân một cách thường xuyên; thậm chí làm xuất hiện nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân; làm ngón chân khoằn lại, gây nên hiện tượng khô da và nứt nẻ ở chân.

Ngoài ra, triệu chứng nóng, ngứa, tê bàn và các ngón chân có thể còn là triệu chứng tuyến giáp của bạn có vấn đề.

Theo các nhà khoa học, có tới 1/4 trong số 23 triệu bệnh nhân tiểu đường ở Mỹ không tự phát hiện được các triệu chứng bệnh. Chi phí cho các bệnh nhân tiểu đường tại Mỹ vào khoảng 5 tỷ USD/năm.


Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Khi nào mắc bệnh đái tháo đường?

Gần đây em thấy cơ thể có sự khác thường như hay khát nước và hay đi tiểu nhiều , em lo là mình bị mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể cho em biết khi nào thì biết mình mắc bệnh đái tháo đường không ạ?

nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Trả lời:


Bạn Qúy thân mến! Có 3 tiêu chí để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường như sau:

- Đường huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn): >7 mmol/L (>126 mg/dl).

- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl).

- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 mmol/L (> 200 mg/dl), kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút.

Như vậy, việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải được thực hiện ở các cơ sở y tế và được bác sĩ chuyên khoa kết luận. Bệnh nhân có thể mắc một trong 2 thể:

- Đái tháo đường type 1:

Là bệnh tự miễn dịch mãn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình huỷ hoại các tế bào bêta tiết ra insulin. Hậu quả là cơ thể thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Đối với loại này, khi điều trị buộc phải dùng insulin.

- Đái tháo đường type 2:

Là tình trạng cơ thể yêu cầu phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì sự chuyển hóa bình thường. Người bệnh không thể tránh khỏi biến chứng cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó:

+ Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng như hạ đường máu, hôn mê… Loại biến chứng này đe doạ tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

+ Biến chứng mạn tính xảy ra liên tục và không dễ nhận thấy. Nó phá huỷ cơ thể người bệnh và khi phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn. Một số triệu chứng thường gặp là mạch máu lớn, tổn thương mạch, bất lực hoặc rối loạn tình dục… Ngày nay, đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được.

Với trường hợp của bạn Qúy, chúng tôi chẩn đoán bạn bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, để chính xác hơn bạn nên đến bệnh viện cơ sở gần nhất để kiểm tra nồng độ đường huyết trong máu của mình và để có những biện pháp thích hợp để điều trị nếu như bạn đã mắc bệnh.