Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Em bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, vậy bác sĩ cho em hỏi em nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì ạ? (Nguyễn Thủy Tiên, 30 tuổi, Bắc Ninh)

rau củ dành cho bệnh nhân tiểu đường


Trả lời:


Phân loại rau củ quả

Rau củ quả được chia làm 2 nhóm: giàu tinh bột và không có tinh bột. Rau củ quả giàu tinh bột như khoai tây, ngô chứa nhiều carbohydrate và làm tăng nồng độ đường trong máu dễ dàng hơn. Rau củ quả không có tinh bột ngược lại có rất ít carbohydrate là sự lựa chọn tốt cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường vì nó giúp ổn định đường huyết trong máu.

Những loại rau củ an toàn với người bệnh tiểu đường

Những loại rau củ quả an toàn với người bệnh tiểu đường

Lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường khi ăn rau quả là gì

Nhìn chung, bạn có thể thưởng thức hầu hết các loại rau xanh thông thường, hầu như tất cả các loại rau xanh chứa rất ít carbohydrate và có giá trị GI – Glycaemic (chỉ số đường huyết của thức ăn – phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết) rất thấp. Sau đây là danh sách các loại rau quả không tinh bột thông thường:
– Các loại củ, quả: cà rốt, su su, dưa chuột, cà tím, cà chua,…
– Rau xanh: rau dền, rau muống, một số rau họ cải như cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải,…
– Một số loại rau ăn sống: rau xà lách, rau diếp,…
– Một số loại rau khác như: cần tây, hành tây, tỏi tây, bông atiso, giá đỗ, măng tây, nấm,…

Những loại rau quả cần tránh đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số rau quả có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây tăng đường máu như: khoai tây, khoai lang, khoai từ, khoai mỡ,…hay một số cây họ đậu tuy không có vị ngọt nhưng có chứa khá nhiều tinh bột cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Bằng lăng tím và bài thuốc trị bệnh tiểu đường kỳ diệu

Không chỉ là một loài hoa đẹp bằng lăng tím còn là vị thuốc quan trọng trong điều trị tiểu đường giúp hạ đường huyết hiệu quả.

hoa băng lăng trị bệnh tiểu đường

Hoa bằng lăng tím chữa bệnh tiểu đường hiệu quả


Không như những loài hoa đơn thuần khác hoa bằng lăng còn được biết đến với cái tên thân thuộc "vị cứu tinh của người nghèo". Hoa dùng để chữa bệnh tiểu đường và đạt hiệu quả rất cao cứu sống hàng nghìn người bị bệnh tiểu đường.

Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây bằng lăng


Hoa bằng lăng là loại cây lâu năm, có hoa màu tím rất đẹp nở vào mùa thu, thường được trồng ở đường phố làm cảnh. Cây bằng lăng còn được dùng như một vị thuốc dân gian để chữa trị nhiều căn bệnh, nhất là bệnh tiểu đường hiệu quả cao và an toàn. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để chữa bệnh với dược tính và công như sau:

hoa bằng lăng giúp hạ đường huyết

Hoa bằng lăng giúp hạ đường huyết

- Vỏ cây và lá: dùng để hãm với nước uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang.

- Quả bằng lăng: được dùng đắp ngoài trị viêm loét miệng. Hạt có tác dụng an thần, gây ngủ. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón.

Về công dụng chữa bệnh tiểu đường, mọi người thường dùng lá cây hãm nước uống thay trà để chữa bệnh. Công dụng chữa bệnh tiểu đường của lá cây bằng lăng cũng đã được các nghiên cứu hiện đại chứng minh. Đó là trong thành phần của lá cây có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin. Phân tích ra cứ mỗi 20g lá và quả khô trong 100 cc nước có tác dụng tương đương với 6 – 7,7 đơn vị insulin.

Cũng theo nghiên cứu, không chỉ là và quả mà cả hoa của cây cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như có hiệu lực ít hơn. Người bệnh tiểu đường nên dùng lá già để chữa bệnh sẽ có hiệu quả hơn lá non.
Bài thuốc chữa tiểu đường từ hoa bằng lăng

Mỗi ngày, người bệnh dùng lá già và quả khô của cây bằng lăng mỗi thứ 50g đem đun sôi với khoảng nửa lít nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, nhất là bệnh tiểu đường type 2.

bằng lăng giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

Băng lăng giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

Công dụng khác từ hoa bằng lăng 


- Chữa béo phì, thừa cân – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: chất có trong lá cây bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường type 2có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.

- Chữa bệnh gout: các nhà khoa học đã chứng minh chất valoneic acid dilactone (VAD) dùng để chữa bệnh gout còn tốt hơn thuốc. Chất này có khả năng ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. 

- Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Làm sao để sống tích cực với bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiện nay, bệnh đái đường type 2 được nhắc đến nhiều trong cách phòng, điều trị bởi chúng có thể kiểm soát tốt hơn tiểu đường type 1. Do vậy, làm thế nào để sống tích cực với đái đường loại 1 là những câu hỏi thường đặt ra với những người mắc căn bệnh này.

sống tích cực với bệnh tiểu đường

Có 3 phương pháp sống chung với bệnh tiểu đường loại 1:


1. Tiêm insulin


Khi bị chuẩn đoán đái tháo đường type 1 có nghĩa là tuyến tụy của bạn không còn khả năng sản xuất ra insulin. Do đó, thuốc insulin được chiết xuất từ tụy của động vật sẽ được chỉ định điều trị bắt buộc sử dụng suốt đời với bạn. Việc sử dụng insulin phải được hướng dẫn cụ thể từ các bác sỹ chuyên khoa mới có hiệu quả và tránh được biến chứng không cần thiết.

tiêm insulin để kiểm soát đường máu

Tiêm insulin là một trong những phương pháp kiểm soát đường máu cho người tiểu đường type 1


2. Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống lành mạnh


Cũng giống như những người bị tiểu đường loại 2, ăn uống khoa học rất quan trọng để kiểm soát đường máu. Bạn nên sử dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, hạn chế tối đa những thực phẩm gây đường huyết cao như bánh, kẹo, đường, nước ngọt… Giảm muối, các món xào, rán, mỡ động vật là cách quản lý tốt căn bệnh đái đường type 1.

chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên có một chế độ ăn uống hợp lý


3. Tập thể dục thường xuyên đều đặn


Thế nào là tập thể dục thường xuyên đều đặn? Bạn có thể lựa chọn cho mình các hình thức vận động như đạp xe, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông… phù hợp sức khỏe của bản thân. Một tuần bạn có thể luyện tập các môn thể thao đó trong 3-4 ngày/tuần với thời gian là 30-60 phút/lần.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Chữa dứt điểm bệnh tiểu đường bằng cây rau lủi


Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn. Một trong số đó phải kể đến công dụng chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường của cây rau lủi, một loại cây hiện đang được trồng rất nhiều dùng để làm rau ăn và thuốc chữa bệnh.

Các bạn có thể tìm hiểu công dụng và cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng bài thuốc từ cây rau lủi để áp dụng điều trị bệnh cho mình. 

cây rau lủi chữa bệnh tiểu đường

Cây rau lủi có tác dụng trong điều trị tiểu đường

Tác dụng chữa bệnh của cây rau lủi 


Cây rau lủi hay còn gọi là cây kim thất, kim thất tai – một loại cây mọc hoang và hiện được trồng nhiều dùng để làm thức ăn và thuốc chữa bệnh nhờ có nhiều công dụng thiết thực. Về đặc điểm, đây là một loại cây cỏ thân thảo, nhẵn và có nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím,… Hiện nay, cây được trồng rất nhiều và dễ sinh trưởng phát triển. 

Về mặt lợi ích, rau lủi được dùng để làm rau ăn , chế biến các món ăn như luộc, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon giúp cung cấp chất dinh dưỡng, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Không những thế, nó còn là một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo đông y, rau lủi có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau… Đặc biệt, dùng cây rau lủi có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Bộ phận của cây dùng để làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây rau lủi 


Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng giống cây kim thất có đặc điểm sau: phiến lá hình răng cưa, có màu xanh; cuống tím; hoa vàng. 

Cách sử dụng rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần lấy rau lủi nhai nuốt sẽ có tác dụng điều hòa lượng đường huyết một cách tự nhiên, an toàn. Mỗi ngày, các bạn chỉ cần dùng 2 lần vào các buổi sáng tối, mỗi lần nhai nuốt khoảng 7 – 9 lá rau lủi. Có thể áp dụng bài thuốc trong một thời gian có mang lại hiệu quả cao mà không lo gặp phải tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp rau lủi với các vị thuốc khác để chữa bệnh tiểu đường dựa theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn. 

Bên cạnh việc dùng rau lủi trị bệnh tiểu đường, các bạn còn có thể dùng rau lủi để chữa trị các chứng bệnh khác, bao gồm: 

– Trị viên họng, ho gió (viêm phế quản) ho khan hoặc có đờm: Nhai vài lá rau lủi, ngậm nước nuốt dần. 

– Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau lủi rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức…. – Viêm đại tràng mạn tính: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100 ml lít nước sôi để nguội, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh rau lủi, hoặc rau lủi xào sẽ khỏi đau sau vài tháng…

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Tiểu đường thai kỳ ăn gì tốt nhất

Để luôn đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng và tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và đặc biệt không để cho bệnh phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này thì các chị em nên nghe lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng.

tiểu đường thai kỳ khá phổ biến

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ


Bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc lựa chọn các loại thực phẩm phải đặc biệt quan trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục (điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần phải uống thuốc).

Tiểu đường thai kỳ nên ăn uống một khoa học sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.


Nếu bạn bị thừa cân trước khi có thai, bạn sẽ được khuyến cáo hạn chế lượng calo khi có thai và có ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Bạn cũng sẽ cần cẩn thận để tránh tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu. Để giúp bạn, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể tạo ra một chế độ ăn uống đặc biệt, hướng dẫn cho bạn về: 

- Các loại thực phẩm bạn nên và không nên ăn.
- Số lượng thực phẩm mỗi bữa.
- Số bữa ăn mỗi ngày. 
- Người bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý về carbohydrate trong khẩu phần ăn. 

Một trong những nguồn năng lượng chính cho cơ thể là đường (glucose). Cơ thể của bạn sử dụng một hormone gọi là insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành “nhiên liệu” cho cơ thể. Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin. Kết quả là, lượng đường trong máu có thể rất cao và dẫn đến các vấn đề cho em bé của bạn. 

Bạn có thể giữ lượng đường trong máu của bạn dưới sự kiểm soát bằng cách thay đổi những gì bạn ăn và chăm tập thể dục. Trong thực tế, 80-90% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tình trạng của họ theo cách này. 

Có hai loại carbohydrate cung cấp năng lượng cho bạn. Đó là: 

- Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột). 

- Carbohydrate đơn giản (còn gọi là đường). 

Đôi khi, các carbohydrate phức tạp được mô tả như carbohydrate tốt và carbohydrate đơn giản là xấu nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. 

Carbohydrate đơn giản bao gồm thêm mật ong, cũng như đường tự nhiên, được tìm thấy trong quả và sữa. Ăn nhiều quả tươi và một số sản phẩm sữa là một điều lành mạnh cho thai phụ. 

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ mà ăn quá nhiều các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường, sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Các chuyên gia khuyên, ít nhất một nửa năng lượng trong khẩu phần ăn nên đến từ carbohydrate, chủ yếu là các carbohydrate tinh bột, gồm: gạo; bánh mì; mì ống; các loại ngũ cốc; khoai tây. 

Tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn đồ ngọt nên ăn nhiều hoa quả.


Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho tiểu đường thai kỳ nên đa dạng, đủ tinh bột và ít chất béo. Người mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường, mặc dù bạn không phải cắt giảm đường hoàn toàn. Tốt nhất bạn nên ăn hoa quả, đặc biệt là nước ép hoa quả, sữa và sữa chua như một phần của dinh dưỡng hàng ngày. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường đơn giản trong nước quả hoặc sữa chậm hơn. Đó là bởi vì đường được trộn lẫn với các yếu tố chẳng hạn như chất xơ và protein. 

Chỉ số đường huyết (GI) và thực phẩm.


Chỉ số đường huyết (GI – glycaemic index) của một loại thực phẩm là chỉ lượng đường (glucose) từ thực phẩm đó ngấm vào máu ở mức độ nào sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường. Những thực phẩm này khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu. 

- Một số ví dụ về các thực phẩm có GI thấp: mì ống làm bằng bột lúa mì; táo, cam, lê, đào; đậu đỗ; ngô ngọt; cháo. 

- Một số ví dụ về các thực phẩm có GI cao: khoai tây nướng; bánh bột ngô; gạo trắng; bánh mì. 

Chọn đồ ăn với chỉ số GI thấp có thể có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tránh loại thực phẩm có GI cao. 

Thực phẩm có GI cao trộn với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose được phát hành vào máu. Ví dụ về các loại thực phẩm được làm theo cách này là: bơ phết vào bánh mì nướng; khoai tây ăn kèm đậu đỗ. 

Cải thiện chế độ ăn uống cho người mắc tiểu đường thai kỳ.


Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.
Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. 

Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc. Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc. 

Khi tiểu đường thai kỳ không thể kiểm soát bằng ăn uống


Đôi khi, những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường). Khi ấy, bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn. 

Dù bị tiểu đường loại nào thì mọi người luôn phải nhớ: Chế độ dinh dưỡng + Tập thể dục + Phương pháp điều trị tiểu đường khoa học sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt đối với thai phụ khi mắc phải tiểu đường thai kỳ thì chế độ dinh dưỡng phải hết sức được chú ý và căn nhắc để luôn đảm bảo không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tiểu đường

Tiêm insulin gây đau đớn cho bệnh nhân tiểu đường giờ đã trở thành quá khứ vì hiện nay y học có thể sử dụng một miếng vá thông minh có khả năng tự động giải phóng insulin khi cần thiết.

Các nhà nghiên cứu đã công bố một miếng vá thông minh có thể giám sát lượng máu và khi nó phát hiện thấy lượng đường trong máu tăng nồng độ, nó sẽ giải phóng insulin.
Miếng vá thông minh này là một hình vuông mỏng nhỏ hơn đồng xu, được bao phủ bởi hơn một trăm chiếc kim tiêm nhỏ xíu, có kích thước chỉ bằng lông mi.
Những miếng dán này được đóng gói với các đơn vị lưu trữ insulin và enzyme glucose. Nó sẽ nhanh chóng giải phóng chúng khi lượng đường trong máu tăng quá cao.

Nghiên cứu này đã được tìm thấy nhờ vào việc thử nghiệm miếng vá thông minh có thể làm giảm lượng đường trong máu với một con chuột mắc bệnh tiểu đường loại I trong vòng chín giờ.
Ngoài ra, trước khi có thể áp dụng phương pháp này với bệnh nhân, nó đã được thực hiện các xét nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng ở người tiếp theo và cho thấy có nhiều hứa hẹn.

giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường

Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường

Miếng dán thông minh này đang gợi mở khả năng chữa trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường.
Zhen Gu đồng tác giả phương pháp này cho biết: “Chúng tôi đã thiết kế một miếng vá cho bệnh nhân tiểu đường hoạt động nhanh, dễ sử dụng và làm từ vật liệu sinh học, không độc hại”. Ông ấy còn cho biết thêm: “Toàn bộ hệ thống có thể được cá nhân hóa để phù hợp với trọng lượng và mức độ nhạy cảm của insulin trong bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy chúng tôi có thể làm ra các miếng vá thông minh hơn”.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hơn 387 triệu người trên toàn thế giới và con số này dự kiến sẽ tăng lên 592 triệu vào năm 2035. Bệnh nhân bị tiểu đường loại I và loại II cố gắng giữ lượng đường trong máu dưới mức độ kiểm soát bằng việc chích vào đầu ngón tay và tiêm insulin lặp đi lặp lại, một quá trình đau đớn và không chính xác. Theo các chuyên gia, nếu chích sai thuốc có thể dẫn đến biến chứng như mù, chân tay bị cắt cụt và thậm chí tai hại hơn có thể bị hôn mê và tử vong.

Bởi vì chuột ít nhạy cảm với insulin hơn con người, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng lượng đường trong máu sẽ được ổn định từ các miếng vá thông minh và có thể kéo dài lâu hơn khi dùng cho bệnh nhân thực tế. Mục tiêu cuối cùng của cuộc nghiên cứu là phát triển một miếng vá insulin thông minh mà bệnh nhân chỉ phải thay đổi trong ít ngày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt mà bạn không để ý như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da...

Với tiểu đường tuýp 1, biểu hiện bệnh thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiểu đường tuýp 2. 

Biểu hiện chung 


Cả tiểu đường tuýp 1 và 2 có một số dấu hiệu cảnh báo tương tự nhau như: 

- Đói và mệt mỏi: 

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin. 

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.

bệnh tiểu đường

Hình minh họa. internet

- Đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát 

Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn. 

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. Khi đó, càng uống nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều. 

- Miệng khô và ngứa da 

Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng. 

- Nhìn mờ 

Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ. 

Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2 

Những dấu hiệu này thường xuất hiện sau một thời gian dài bạn bị đường máu cao. 

Nhiễm nấm 

Điều này xảy ra ở cả hai giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. 

Lâu lành vết thương 

Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền. 

Chân hoặc bàn chân bị đau, tê 

Đây cũng là hậu quả do tổn thương dây thần kinh. 

Dấu hiệu khác của tiểu đường tuýp 1 

Giảm cân đột ngột 

Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn. 

Buồn nôn và nôn 

Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone. Quá trình tích tụ chất này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là nhiễm toan xeton. Điều này khiến bạn thấy buồn nôn, nôn. 

Khi nào nên đi khám 


Nếu ở tuổi hơn 45 và có nguy cơ mắc tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra đường huyết. Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh… 

Vì thế, bạn hãy đi khám nếu: 

- Cảm thấy khó chịu ở bụng, người yếu và rất khát nước 

- Tiểu nhiều 

- Thở sâu và nhanh hơn bình thường 

- Hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Sữa dành cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng. Trong đó sữa dành cho người tiểu đường cũng được đặc biệt chú ý, nó là nguồn dinh dưỡng bổ sung người bệnh tiểu đường để thay thế các bữa ăn chính.


Người tiểu đường có uống được sữa không?

Không giống như người bình thường việc dùng sữa dành cho người bệnh tiểu đường cần được đặc biệt chú ý về cách sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị và thực sự tốt cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp những bệnh nhân biết cách dùng sữa dành cho người tiểu đường.

Sữa dành cho người tiểu đường


- Sữa dành cho người tiểu đường chỉ được dùng với các loại sữa cho chỉ số đường huyết thấp.

- Cùng với chế độ ăn hợp lý, sữa dành cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết.

- Sữa dành cho người tiểu đường phải là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, cung cấp năng lượng hợp lý, dùng thay thế hoặc bổ sung cho bữa ăn của người đái tháo đường.
Các loại sữa dành cho người tiểu đường

Trong điều trị chăm sóc bệnh nhân tiểu đường ngoài chế độ ăn uống và vận động chúng ta cần chú ý đến việc lựa chọn các loại dành cho người tiểu đường sao cho phù hợp với từng người bệnh.

1. Sữa bò: Sữa dành cho người tiểu đường

Không chỉ có tác dụng thúc đẩy chiều cao của trẻ mà còn là loại sữa dành cho người tiểu đường. Chất béo, protein trong sữa bò không làm tiến triển bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.


Sữa bò làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2​

2. Sữa đậu nành: Sữa dành cho người tiểu đường

Một trong những loại sữa dành cho người tiểu đường là sữa đậu nành. Không chỉ có vậy, trong sữa đậu nành không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim – một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.


Sữa đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người tiểu đường

3. Sữa hạnh nhân: Sữa dành cho người tiểu đường

Ngày nay, ngày càng nhiều người bị bệnh tiểu đường chọn sữa hạnh nhân là loại sữa dành cho người tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa hạnh nhân có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm lượng insulin cần thiết.
Cách dùng sữa dành cho người tiểu đường

- Sữa dành cho người tiểu đường được dùng thay thế bữa ăn chính chứ không phải dùng để uống thêm như nhiều người lầm tưởng. Nếu người bệnh không thể dùng cơm trưa do mệt mỏi thì có thể thay thế bằng một ly sữa dành cho người tiểu đường.



Sữa dành cho người tiểu đường dùng để thay thế bữa chính

- Không nên kết hợp vừa dùng bữa cơm, vừa uống sữa, vì nếu uống tùy tiện dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng đường huyết khiến bệnh nhẹ thành nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Người bệnh tiểu đường ăn uống đúng số bữa theo tuy định của bác sĩ, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng thích hợp. Nếu đã sử dụng đầy đủ các bữa ăn chính mà người bệnh còn uống thêm quá nhiều sữa dành cho người bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng năng lượng cho phép, dẫn đến thực trạng lên cân, thừa mỡ, ảnh hưởng đến nội tiết tố cần thiết có chức năng làm giảm đường huyết trong máu. Tốt nhất, nếu người bệnh vẫn ăn ngon và ăn đủ thì không nên sử dụng sữa dành cho người tiểu đường nữa.

- Trường hợp người bệnh tiểu đường không thể dùng được sữa dành cho người mắc bệnh này thì có thể sử dụng sữa tách béo, sữa không đường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong sữa tách béo, sữa không đường vẫn cao hơn so với sữa dành cho người bệnh tiểu đường.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Người bị tiểu đường giảm cân thế nào cho đúng?

Người bị tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt tránh tình trạng đường huyết tăng cao. Do vậy bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý nếu muốn giảm cân.

Bạn đã quá quen thuộc với các thực phẩm giúp giảm cân nhất là các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên những người bệnh tiểu đường gần như rất khó khăn trong giảm cân và chăm sóc sức khỏe. Một vài gợi ý gần đây về những thực phẩm cũng như khẩu phần giảm cân như thế nào tốt cho người tiểu đường.

Cân nặng và bệnh tiểu đường.


càng béo phì càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Càng béo phì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.

Những người thừa cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và đồng thời kéo theo các tình trạng huyết áp khiến cơ thể mệt mỏi. Những người tiểu đường có cơ thể rất yếu, mất sức đề kháng nên việc giảm cân cũng rất khó khăn. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cân nặng và bệnh tiểu đường.

Theo Cathy Nonas, Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa, giáo sự của trường ĐH Y Mount Sinai, New York, Mỹ, đồng thời là phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng ăn kiêng Hoa Kỳ cho biết cho dù bạn cân nặng bao nhiêu nhưng khi mắc bệnh tiểu đường bạn cần kiểm soát cân nặng để giúp giảm đi lượng đường trong máu đáng kể. Bà cho biết thêm nếu giảm 5-10% trọng lượng thì bạn sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu và có thể bỏ một số thuốc hỗ trợ cho bệnh này.
Vậy giảm cân như thế nào cho bệnh nhân tiểu đường ?

người bị tiểu đường nên giảm cân đúng cách

Nên giảm cân như thế nào để bệnh tiểu đường không trầm trọng thêm.


Lời khuyên đầu tiên là đừng cố giảm cân một mình, mà hãy tham khảo ý kiến các bác sỹ, cũng như nên sử dụng các thực phẩm như thế nào cho hợp lý.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn kiêng Hoa Kỳ cho rằng để giảm cân thành công bạn cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết khi giảm cân và không nên để lượng đường máu lúc cao, lúc thấp thất thường. Theo các chuyên gia này chỉ cần cắt giảm 500 calo/ngày bạn sẽ lượng dinh dưỡng ổn định từ protein, chất béo, tinh bột. Theo các chuyên gia bạn nên giảm 500 calo/ngày so với bữa ăn bình thường. Một khẩu phần ăn cho người giảm cân là: 
50-55% lượng tinh bột từ cơm, bánh mì hoặc bún…
30% chất béo: bao gồm dầu ăn, chất béo từ thịt, cá, các loại hạt
10-15% protein từ thịt, trứng, cá, sữa…

Như vậy bạn không cần ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ cần giảm 500 calo so với số lượng ăn uống bình thường để giảm cân. Tức là bạn phải giảm một ít năng lượng từ tinh bột, các loại thực phẩm giàu protein, chất béo như vậy là có thể giảm cân an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn phải kiên trì lâu dài, đều đặn để tránh lượng đường trong máu lên xuống thất thường.
Người càng béo càng dễ bị tiểu đường. Nhưng chế độ giảm cân không khoa học lại có thể gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, khi thực hiện giảm cân bạn cần phải hết sức chú ý, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Hạt dẻ cười thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày. Hạt dẻ cười có tác dụng rất tốt điều trị bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2.

hạt dẻ cười thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Hạt dẻ cười thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường là những người có hàm lượng đường trong máu rất cao, bởi do nhiều nguyên nhân mà quá trình chuyển hóa glucozo của hormon insulin không hoạt động. Thể bệnh này không trực tiếp gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị đe dọa đến tính mạng khi xảy ra các biến chứng như suy thận, tai biến mạch máu não,… Hiện nay có một số phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường hiệu quả, cả trong đông y và tây y. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì hạt dẻ cười có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị tiểu đường, nhất là các thể tiểu đường tuýp 2. 

Hạt dẻ cười tốt cho người bị tiểu đường


Theo các nhà khoa học, việc ăn hạt dẻ cười thường xuyên và đều đặn có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu và các công bố khoa học liên quan đến vấn đề này.

hạt rẻ cười

Hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 54 người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Số người này được chia ra làm hai nhóm có chế độ dinh dưỡng để dung nạp calo như nhau nhưng chỉ có một nhóm ăn thêm 57 – 60 g hạt dẻ cười mỗi ngày. Sau một thời gian thì cân nặng của hai nhóm là tương đương và hầu như không có gì thay đổi so với trước, tuy nhiên thì kết quả xét nghiệm máu thì hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nồng độ đường huyết của nhóm ăn được ăn hạt dẻ cười hằng ngày giảm rõ rệt. Đó là dấu hiệu khả quan cho thấy loại hạt tự nhiên này giúp cơ thể người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết rất tốt.

Cũng tại hội nghị trên thì một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng các dưỡng chất có trong hạt dẻ cười còn giúp làm giảm lượng cholesterole “xấu” trong cơ thể. Mà đây lại là thủ phạm gây ra tình trạng tắc mạch máu não dẫn đến tai biến. Do đó, mặc dù có hàm lượng chất béo cao nhưng các chất béo không bão hòa có trong loại hạt này lại rất có lợi cho sức khỏe nếu bạn ăn một lượng vừa đủ.

Giải pháp nào dành cho người bị tiểu đường?


Mặc dù đã có nhiều công bố về tác dụng của hạt dẻ cười đối với người bị tiểu đường nhưng trên thực tế thì vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn điều đó. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng tốt nhất là những người mắc thể bệnh này hãy kiểm soát đường huyết bằng cách duy trì cân nặng, có chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Bên cạnh đó, để giữ ổn định hàm lượng đường huyết, người bị tiểu đường còn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên quý như đông trùng hạ thảo dạng nước… từ lâu đã được công nhận về những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh nói chung và điều trị đái tháo đường nói riêng. Những thảo dược này sẽ mang đến cho bạn hiệu quả bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thôi đấy nhé.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên

Bệnh tiểu đường type 1 là căn bệnh phụ thuộc vào insulin theo khoa học tây y thì có phương pháp duy nhất để điều trị là tiêm insulin nhưng dường như việc điều trị này rất khó khăn và phức tạp. Vậy có cách điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên hay không? 

Theo nghiên cứu thì có khá nhiều các loại thảo dược, chất khoáng và các loại vitamin phổ biến giúp cơ thể kiểm soát nồng độ đường huyết một cách tự nhiên. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cách điều trị tiểu đường type 1 bằng bằng phương pháp tự nhiên. 

điều trị tiểu đường bằng cách tự nhiên

Hình minh họa. internet

Điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên giúp giảm thiểu khó khăn cho việc điều trị 


Những người đối lập với phương pháp điều trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 và các căn bệnh khác tin rằng các nhà sản xuất và tác giả tập trung vào những người bị mắc bệnh mạn tính, tạo niềm hy vọng cho họ nhưng thực chất không đem lại hiệu quả gì và đôi lúc thậm chí còn làm trì hoãn các phương pháp điều trị truyền thống. Một số người ủng hộ lại cho rằng chính phủ, các công ty dược phẩm lấp liếm thông tin về các phương pháp điều trị tự nhiên và những người này có quan điểm giống như tôi. 

Là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, tôi thực sự rất cảm thông với những nỗi đau mà tôi phải chứng kiến mỗi ngày. Là một bệnh nhân, tôi vô cùng mệt mỏi với cách điều trị “ cứ uống thuốc là khỏi”. Là một người viết bài, tôi có nhiệm vụ phải cung cấp những thông tin chính xác cho bạn đọc. Không có gì ở trong bài viết này có thể thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Bạn không bao giờ nên ngắt quãng một phương pháp điều trị nào đó mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của mình. 

Các bác sĩ thường đề xuất giảm cân, chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh và các hoạt động thân thể nhưng khi một người đã bị mệt mỏi và tinh thần chán nản, họ có thể không có khả năng làm theo các sự đề xuất này. Nhân tố thường không được chú ý tới là chế độ dinh dưỡng. 

Có những thành phần dinh dưỡng cụ thể nên được xuất hiện trong những sản phẩm được quảng cáo như là một phương pháp chữa trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 nhưng chúng thường không được chứa trong đó. Bạn nên đọc nhãn mác thật cẩn thận. Cũng có những loại chiết xuất thảo dược và các loại thực phẩm bổ sung giúp kiểm soát nồng độ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng có thể đi kèm với tiểu đường. Hãy làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc của bác sĩ, hãy hỏi người bán thuốc hoặc nhà cung cấp để xem có sự xung đột giữa chúng hay không. 

Các thành phần cần có trong điều trị tiểu đường type 1 


Chromium Nicotinate 

Chromium là một thành phần cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa glucoze. Hiện tại có một số mối lo ngại về các rủi ro sức khỏe có thể đi kèm với chromium picolinate nhưng các nghiên cứu cho thấy chromium nicotinate là dạng chromium an toàn hơn. 

Biotin 

Cũng được biết đến như là vitamin B-7, các nhà khoa học tin rằng Biotin có thể liên quan đến sự sản xuất và giải phóng insulin. Hầu hết các nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều thấy họ có rất ít hàm lượng biotin. Các nghiên cứu khoa học đề xuất rằng loại vitamin này có thể cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. 

Inositol 

Là một thành phần của cám gạo, cơ thể con người sử dụng inositol để tạo ra các phần tử để truyền dấu hiệu giữa các tế bào. Vai trò quan trọng nhất của inositol đối với bệnh tiểu đường là giúp các tế bào nhận biết được insulin và sử dụng glucose trong máu làm năng lượng. 

Axit lipoic alpha 

Thành phần này đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể người. Nó được đề xuất cho bệnh nhân tiểu đường bởi các nghiên cứu thí nghiệm đã cho thấy rằng nó làm tăng sự hấp thu đường trong máu của các tế bào.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Bị tiểu đương type 1 có sinh con được không?

Chào bác sĩ. Vợ tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 như vậy có sinh con được không? Cảm ơn bác sĩ nhiều!

bị tiểu đường tuýp 1 có khả năng mang thai

Bị tiểu đường type 1 có khả năng mang thai

Chào bạn!


Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về. Với thắc mắc của bạn tôi xin trả lời như sau:

Tiểu đường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vợ bạn vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên đường huyết tăng cao rất dễ gây ra nhiều biến cố trong quá trình mang thai, gây nhiều ảnh hưởng lên cả mẹ và đứa bé. Do đó khi quyết định sinh con, vợ chồng bạn cần đi khám kĩ lưỡng, xin lời khuyên của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời kỳ mang thai để có phương pháp điều trị tiểu đường kịp thời.

Chúc vợ chồng bạn sức khỏe tốt!


Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây của Anh cho hay, thiếu ngủ hay ngủ không đúng giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Thiếu ngủ nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu của bệnh viện Brigham đã thực hiện thử nghiệm trên 21 người khỏe mạnh. Mọi sinh hoạt trong suốt 3 tuần của họ đều diễn ra trong phòng thử nghiệm. Mỗi ngày, họ chỉ ngủ 6 tiếng và thường là sẽ đi ngủ rất muộn.

Sau 3 tuần đó, kết quả xét nghiệm máu cho thấy khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu của những người này trở nên suy yếu và đó chính là nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. 
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ của các loại hoóc-môn bao gồm cả cortisol, insulin (liên quan đến sự căng thẳng đồng thời là loại hoóc-môn quan trọng qui định lượng đường trong máu) và leptin và ghrelin (liên quan đến chứng thèm ăn)

thiếu ngủ dễ gây bệnh tiểu đường

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm cho thấy, giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra. Giảm nồng độ insulin chính là lời giải thích cho việc giấc ngủ bị gián đoạn hay thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc mất cân bằng hoóc-môn insulin là nguyên nhân khiến gluco trong máu tăng cao.

Trên tờ tạp chí Science Translational Medicine số ra ngày 11/4 có viết: “Nồng độ glucose trong máu ở một số người đã cao hơn bình thường và đang ở mức sắp sửa bị bệnh đái tháo đường”.

Qui định ngặt nghèo về lượng đường trong máu cũng liên quan đến trọng lượng dư thừa của cơ thể. Nếu thiếu ngủ cũng làm tăng hormone ghrelin gây cảm giác thèm ăn, đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì cũng như tiểu đường


Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Cây lô hội - vị thuốc quý chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Lô hội ngoài tác dụng làm đẹp nó còn là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường rất quý.

cây lô hội có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Cây lô hội có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Đặc tính của cây lô hội.


Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh. Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.
Cây lô hội thần dược thiên nhiên chữa bệnh tiểu đường.

Lô hội đã được dùng làm cây thuốc nam chữa bệnh từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, tiểu đường… Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.

cây lô hội chữa bệnh tiểu đường

Cây lô hội chữa bệnh tiểu đường

Có nhiều cách dùng lô hội chữa tiểu đường:


Cách 1: Lấy một nắm lá lô hội gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

Cách 2: Lấy một nắm lá nha đam nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

Cách 3: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.Người bị tiểu đường mà áp huyết cao thì nên ăn với muối.

Lưu ý: 

Nhìn chung người bệnh phải hiểu một điều rằng cách điều trị tiểu đường bằng đông y với cây thảo dược khác với cách dùng thuốc tây, nó không có hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài thì hiệu quả của nó lại rất cao thậm chí một số cây thuốc nam có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Chính vì vậy người bệnh phải thật kiên trì thực hiện đều đặn. Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân tiểu đường phải biết kết hợp với cách ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên đúng phương pháp.


Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường từ quả cau cảnh

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và phổ biến hiện nay. Bệnh rất khó chữa trị, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe con người. Bài thuốc nam từ qua cau cảnh sau đây sẽ giúp đưa đường huyết về mức an toàn.

quả cau cảnh điều trị tiểu đường hiệu quả

Qủa cau cảnh điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường là gì?


Tiểu đường là một bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể là do mối quan hệ gia đình, chẳng hạn nếu cha mẹ bị đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ bị đái tháo đường hơn. Một nguyên nhân khác đó là lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập luyện, cũng giữ một vai trò quan trọng. 
Bài thuốc điều trị tiểu đường từ quả cau cảnh 

cau cảnh điều trị tiểu đường tốt nhất

Hình ảnh minh họa


Qủa cau cảnh điều trị tiểu đường tốt nhất


Bài thuốc được áp dụng dùng mỗi thứ 7 quả cho nam và 9 quả cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Dùng bài thuốc sắc uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà.Bài thuốc kỳ lạ này đã được nghiên cứu và nhận định rằng có thể chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Theo nghiên cứu, quả cau cảnh có chứa các thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Nhờ đó, quả cau cảnh có thể dùng để chữa được các chứng như: trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu.


Bài thuốc điều trị tiểu đường từ quả cóc


điều trị tiểu đường bằng quả cóc

Điều trị bệnh tiểu đường bằng quả cóc

Quả cóc không chỉ là một loại trái cây quen thuộc được nhiều người ưa chuộng với vị chua và ngọt rất dễ ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, lượng vitamin C có trong quả cóc có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường túyp 2 

Như vậy, với người bệnh tiểu đường có thể áp dụng bài thuốc từ 2 nguyên liệu đơn giản này để áp dụng điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ hàng ngày một cách khoa học sẽ có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Những nguyên tắc vàng để tránh bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường sẽ làm hỏng hầu hết cơ quan bộ phận của bạn trước khi dẫn đến biến chứng chết người. Vì vậy, hãy ngăn nó đừng đến.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này có thể ngăn chặn được bằng một vài cách sau.

Thứ nhất là giảm cân thừa: Béo phì là một trong những yếu tố khiến bạn bị bệnh tiểu đường. Với 1kg giảm được, bạn đã giảm 16% nguy cơ tiểu đường của bản thân.

béo phì dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường

Béo phì dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Thứ hai
: Ăn uống theo thực đơn chủ yếu dựa vào thực phẩm, có hàm lượng calo ít là cách giúp bạn tránh xa căn bệnh này. Nên loại trừ những thức ăn có nhiều chất béo chuyển hóa, đường ra khỏi thực đơn để giảm nguy cơ mắc bệnh.

ăn thực phẩm chứa ít calo

Ăn thực phẩm chứa ít calo 

Thứ ba:  uống nhiều nước: Một cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Bichat tại Paris đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước mỗi ngày ít có nguy cơ đường trong máu cao, so với những người uống ít nước. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là bạn phải uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà bạn phải dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 8 ly nước.

uống nước tốt cho sức khỏe

Uống nước tốt cho sức khỏe và ngừa bệnh tiểu đường 

Thứ tư: vận động thường xuyên: Lười vận động khiến bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Khi vận động, các tế bào của bạn trở nên nhạy cảm hơn với insulin, đồng thời sản sinh ra nhiều insulin hơn, giúp xử lý lượng glucose trong cơ thể.


vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên để tránh nguy cơ tiểu đường. 

Thứ năm tránh stress: Khi stress, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra một số hormone khiến lượng đường trong máu tăng cao, tăng nguy cơ bị đái tháo đường.


tránh stress

Stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường 

Thứ sáu ngủ đủ giấc: Việc thiếu ngủ thường xuyên và ngủ không ngon giấc dễ khiến bệnh tiểu đường "gõ cửa". Hãy cố gắng tạo cho mình một giấc ngủ ngon, sâu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh.

giấc ngủ khoa học


Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm bởi những biến chứng có thể xảy ra, thậm chí người ta còn cho rằng tiểu đường nguy hiểm không khác gì HIV. Chính vì vậy, phòng tránh bệnh tiểu đường là cách tốt nhất giúp bạn tránh khỏi những biến chứng đó. Hy vọng những nguyên tắc trên đây có thể giúp ích được cho bạn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương y : Nguyễn Thị Kim Đoan

Điện thoại : 0911478099

Địa chỉ: Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Tầm quan trọng của nước đối với bệnh tiểu đường

Nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt của mỗi chúng ta. Chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì sự sống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tác dụng của nước với bệnh tiểu đường quan trọng như thế nào ta cùng đi tìm hiểu dưới đây.

người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước

Người bị bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước


Tác dụng của nước với bệnh tiểu đường 


Trong cơ thể con người, nếu đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến việc tăng đào thải nước tiểu để đưa đường từ nước tiểu bài tiết ra bên ngoài. Như vậy đi tiểu nhiều là hậu quả của đường huyết tăng cao chứ không phải do uống nhiều nước.

Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá lớn làm cơ thể bị mất đi một khối lượng nước đáng kể, dẫn đến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây nên hiện tượng khát nước, làm cho bệnh nhân có nhu cầu uống nước nhiều. Cũng có thể nói rằng bệnh nhân có nhu cầu uống nhiều nước là do phản ứng kích thích của cơ thể đối với việc đường huyết bị tăng quá cao, đó chính là phương pháp tự bảo vệ của cơ thể

Lượng đường huyết bị bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, không phụ thuộc vào việc uống nước và số lượng nước tiểu nhiều hay ít. Lúc uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và nồng độ đường trong nước tiểu giảm xuống chứ không phải tổng số lượng đường bị mất theo nước tiểu tăng lên.

Bệnh nhân đái tháo đường nếu không uống đủ nước có thể dẫn tới tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa và các chất cặn bã khác không có cách đào thải ra ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường thường có triệu chứng khát nước.

Uống nước nhiều đối với bệnh nhân đái tháo đường đưa lại những ích lợi:

1. Uống nước có lợi trong việc thải trừ các chất chuyển hoá có độc trong cơ thể ra ngoài, có thể phòng ngừa được nhiễm trùng tiết niệu, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng khuẩn.

2. Làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, làm giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do bệnh đái tháo đường gây ra.

3. Làm giảm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, dự phòng đái tháo đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và đái tháo đường dẫn đến nhiễm toan ceton.

Người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1500 – 2500ml, trung bình là 2000ml. Đối với bệnh nhân đái tháo đường thì lượng nước đưa vào càng cần nhiều hơn để đề phòng mất nước.Sau hoạt động mạnh, hay thời tiết nắng nóng càng cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Rất nhiều bệnh nhân chỉ đợi tới lúc khát mới uống nước.Trên thực tế khi cơ thể con người cảm thấy khát ,thì môi trường nước trong cơ thể con người đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong cơ thể đã ở trạng thái mất nước nhẹ.Vì vậy, phải thường xuyên uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, tuyệt đối cấm uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể uống các loại nước không có đường như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước khoáng…tuỵêt đối không nên uống các đồ uống có đường như: CocaCola, Sprite, Seven up…Trước, trong và sau vận động đều cần uống nước, mỗi lần có thể uống khoảng 150ml là phù hợp.

Vì vậy, dù bạn bị bệnh tiểu đường hay không thì cũng cần cung cấp đủ nước thì cơ thể mới phát triển khỏe mạnh được. 


Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Bí ngô - Bài thuốc đơn giản chữa bệnh tiểu đường.

Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân tại sao bí ngô hoàn toàn “vô hại” đối với bệnh nhân tiểu đường.

- Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (chỉ số GI): Đây là một chỉ số dùng để đo mức độ đường chứa trong mỗi loại thực phẩm có tác dụng làm tăng mức độ đường trong máu của bạn. Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: khoai tây, khoai lang, gạo…, đây là những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn. Mặc dù bí ngô chứa nhiều tinh bột, nhưng chỉ số đường huyết của nó rất thấp.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong máu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, đây quả thực là một “bài thuốc” dân gian hữu ích đối với những bệnh nhân tiểu đường.

bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ bí ngô. Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng mứt bí ngô thì không.

Do đó, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và mong muốn “bài thuốc” dân gian này sẽ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, xa hơn là giúp bạn chữa khỏi căn bệnh tiểu đường này, bạn cần lưu ý một số điểm trong cách chế biến bí ngô như sau:

- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.

- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.
- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vào rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp.