Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát tại nhà

Có những yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người đái tháo đường (ĐTĐ), có rối loạn chuyển hóa… cần đi khám để phát hiện sớm ĐTĐ. Nếu ngại đến bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của các bệnh viện.


 
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có hệ lụy của lối sống công nghiệp như ăn uống không điều độ, béo phì, ít vận động, sử dụng thức ăn nhanh,… Đây là bệnh tăng đường huyết mạn tính nên người bệnh phải kiểm soát, theo dõi cả đời và mục tiêu điều trị tốt khi kiểm soát được mức đường máu và HbA1c < 6,5%.

Dưới đây là một số thông tin về bệnh ĐTĐ được chuyên gia, thạc sỹ, bác sỹ chia sẻ cùng bạn đọc:

Ăn uống hợp lý ngừa biến chứng
 
an-uong-hop-ly
Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa biến chứng bệnh ĐTĐ. Nguồn: Internet

Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia Dinh dưỡng khuyên người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh như sau:

Ăn hạn chế bột đường, đường tinh chế (bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường), gạo xay sát trắng quá; Nên ăn gạo lức, gạo giã rối, rau xanh, giúp cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ, cung cấp nhiều vitamin chất khoáng, giúp cảm no lâu, hạn chế tăng đường máu.

Hạn chế rượu bia, chất kích thích, chất béo nguồn gốc động vật, các đồ rán nướng, đồ chế biến sẵn.

Nên ăn các loại dầu, hạt có dầu (đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…), do có các acid béo bão hòa; cá (2-3 lần/tuần) và dầu cá.

Ăn đa dạng thực phẩm, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (5 - 6 bữa), không ăn quá no / 1 bữa

Ngoài ra, cần tập thể dục hàng ngày 50-60 phút tuỳ theo khả năng, lứa tuổi,… như đi bộ, xe đạp, dưỡng sinh- khí công,…

Phát hiện yếu tố nguy cơ, cần kiểm tra sớm
 
phat-hiên-som
Tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ cần kiểm tra để phát hiện sớm bệnh ĐTĐ.

Khám và phát hiện sớm bệnh ĐTĐ giúp đưa ra kế hoạch phòng và điều trị phù hợp, từ đó hạn chế các biến chứng xảy ra.

Thạc sỹ Phan Thanh Sơn - chuyên Khoa Nội tiết của bệnh viện cho hay: Người có những yếu tố nguy cơ sau đây, cần đi khám và kiểm tra sớm, kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh ĐTĐ:

Dưới 45 tuổi, những có lối sống tĩnh tại, ít vận động chân tay;

Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ (cha mẹ, anh chị em ruột);

Có tăng huyết áp;

Có rối loạn chuyển hóa mỡ;

Phụ nữ sinh con trên 4 kg;

Được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ;

Có hội chứng buồng trứng đa nang.

Người trung niên, hay thấy dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khô miệng, bủn rủn chân tay (dấu hiệu hạ đường máu).

Sử dụng dịch vụ xét nghiệm tận nơi
 
Chất lượng xét nghiệm chính xác trên hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại tại Bệnh viện.

Để tầm soát bệnh ĐTĐ, thạc sỹ Phan Thanh Sơn chia sẻ những kỹ thuật chẩn đoán bệnh đang được áp dụng hiện nay gồm:

Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:

ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥126mg/dl (7,0 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp;

Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1mmol/l);

Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l, được gọi là những người có 'rối loạn dung nạp đường khi đói’.

Test dung nạp glucose đường uống: nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: xếp loại giảm dung nạp đường glucose.

Xét nghiệm nước tiểu: dùng để theo dõi biến chứng mạn tính hoặc cấp tính.

Định lượng HbA1c: đánh giá hiệu quả điều trị sau 2-3 tháng. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét