Tuỵ hay còn gọi là lá mía.
Tuyến tuỵ vừa có chức năng tiêu hoá, vừa có chức năng chuyển hoá.
Cấu tạo của tuyến tụy
Chức năng ngoại tiết: là sản xuất ra men tiêu hoá tiết vào ống tuỵ đổ vào ruột non để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn, protein, mỡ, cũng như lượng axit dư từ dạ dày đưa xuống.
Chức năng nội tiết: sản xuất và tiết vào trong máu các nội tiết tố hay gọi là hoocmon để chuyển hoá chủ yếu gồm: Glucagon là hormon polypeptid có tác dụng thúc đẩy phân giải glycogen và tân tạo glucose ở gan, do đó làm tăng nồng độ glucose huyết.
Insulin chuyển hoá glucose giúp tế bào hấp thụ thành năng lượng nuôi cơ thể làm giảm đường huyết xuống, lipocain oxi hoá các chất đặc biệt là axit béo, làm tan mỡ, giảm tích đóng mỡ trong mạch máu, gan nhiễm mỡ.
Tuỵ nội tiết: gồm các nhóm nhỏ tế bào gọi là “tiểu đảo tuỵ” hay tiểu đảo Langerhans tiết ra hoocmon.
Tuỵ nội tiết nằm trong nhu mô của tuỵ ngoại tiết
Khi tuyến tuỵ trục trặc về ngoại tiết ảnh hưởng tiến hoá, nội tiết: tiểu đảo tuỵ trục trặc ảnh hưởng đến chuyển hoá làm đường tăng và các biến chứng kèm theo.
Đặc biệt khi chức năng nội tiết tuyến tuỵ trục trặc, ngoài việc sản xuất hoocmon insulin giảm gây ra bệnh tiểu đường còn làm giảm hoocmon lipocain làm giảm oxi hoá các axit béo, mỡ bị phân huỷ kém, mỡ trong máu tăng cao tạo ra các xơ vữa gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.
NGUYÊN LÝ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:
Tiểu đường là dư đường trong máu. Do chức năng nội tiết của tuyến tuỵ không sản xuất đủ hoocmon insulin.
Tiểu đảo tuỵ, nơi sản sinh ra các hoocmon chuyển hoá bị trục trặc, sản sinh ra các hoocmon chuyển hoá không đủ nên gây ra bệnh tiểu đường và biến chứng của tiểu đường.
Để chữa tiểu đường phải bằng cách hồi phục lại tuyến tuỵ. Để tiểu đảo tuỵ trở lại chế độ hoạt động bình thường để sản xuất đủ các hoocmon chuyển hoá sẽ hồi phục tụy chữa tiểu đường và biến chứng của tiểu đường.
Bệnh tiểu đường: khi tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất đủ hoocmon insulin để chuyển hóa đường làm đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.
Tiểu đường có 2 tuyp: tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2.
– Tuyp 1: tuyến tụy không sản xuất ra hoocmon insulin, đường trong máu tăng cao, thường phải chích mới hạ được đường: bệnh khởi phát đột ngột, ở trẻ em, người ít tuổi dễ mắc, triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều do sụt cân, mắt mờ, dễ cảm, nhiễm trùng, trẻ em chậm lớn.
– Tuyp 2: tuyến tụy còn sản xuất được hoocmon insulin nhưng không đủ hoặc bị kháng insulin không chuyển hóa hết được lượng đường, làm đường trong máu tăng cao hơn bình thường, phải dùng thuốc chứa insulin để hạ đường huyết. Thường theo thời gian phải tăng lượng thuốc. Khi đường quá cao thường phải chuyển qua chích lúc này thường gây ra nhiều biến chứng của tiểu đường.
Tác động của tiểu đường đối với cơ thể:
Tuyến tụy sinh ra insulin nội sinh để chuyển hóa đường tạo năng lượng nuôi cơ thể. Khi bị tiểu đường làm insulin nội sinh giảm hoặc không sản xuất insulin làm lượng đường tăng cao, năng lượng chất nuôi cơ thể giảm đi, làm sức đề kháng giảm, miễn dịch cơ thể giảm, cơ thể dễ sinh bệnh, các cơ quan nội tạng giảm hấp thu và đào thải chất thải, cơ thể sẽ sinh mệt mỏi uể oải, ngại vận động, sút cân. Đặc biệt khi bị tiểu đường làm cho chuyển hóa mỡ máu tăng cao, sự làm tan mỡ kém đi, mỡ trong hệ tuần hoàn mạch máu tăng cao tạo ra các xơ vữa mảng bám trong các thành mạch máu làm hẹp các động mạch, tỉnh mạch, mao mạch, cản trở vận chuyển máu đến nuôi cơ thể, hệ lụy của nó là:
– Ảnh hưởng làm hẹp mạch máu nuôi não dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não, tạo ra các cơn đau đầu, váng đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, khi bị tắc mạch máu não gây ra tai biến, nhũn não.
– Ảnh hưởng tới mắt: Các mạch máu, mao mạch, trong mắt bị xơ vữa làm hẹp lại máu không đủ nuôi mắt làm mắt mờ dần, mắt khô, một số mao mạch có thể bị vỡ làm chảy máu mắt. Khi bị nặng có thể mù mắt.
– Ảnh hưởng tới tim: mảng, xơ vữa, mỡ máu, theo mạch máu bám vào các van tim làm van tim dầy lên, gây hẹp khiết các van tim lại dẫn đến máu hút về tim không đủ hoặc máu đẩy đi bị chặn lại làm tăng áp lực các ngăn tim, tim bị giản nở dẫn đến suy tim, thay van tim.
Mảng bám vào động mạch vành làm hẹp hoặc tắc mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ giảm động của các thành tim dẫn đến suy tim. Nếu hẹp nhiều và tắc mạch vành thường phải đặt ten để thông mạch máu hoặc mỗ nối bắc cầu qua đoạn tắc. Nếu mãng xơ vữa mạch vành vỡ đột ngột làm tắc toàn bộ mạch vành không cho máu nuôi tim hoạt động sẽ gây đột quỵ, tim ngừng hoạt động.
– Ngoài ra xơ vữa mạch máu làm viêm tắc mạch máu làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, tác động vào gan làm tăng men gan, độc tố gan, gan nhiễm mỡ, tăng acid urid trong máu, suy thận, tăng huyết áp, làm giảm miễm dịch khi bị vết thương nhiễm trùng khó lành.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.478.099
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ -
TP Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét