Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2, bạn thực sự cần phải biết về insulin để có thể đối phó với bệnh một cách tốt nhất.

Dưới đây là những hiểu lầm và sự thật về insulin và bệnh tiểu đường loại 2.

1. Bệnh nhân tiểu đường luôn luôn cần insulin

Sự thật: Những người có bệnh tiểu đường loại 1 (chiếm 5-10% bệnh nhân tiểu đường) cần dùng insulin. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2 (chiếm 90-95% người bị bệnh tiểu đường), bạn có thể không cần insulin.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ thì trong số những người lớn bị bệnh tiểu đường, chỉ có 14% sử dụng insulin, 13% sử dụng insulin và thuốc uống, 57% chỉ dùng thuốc uống và 16% kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, không dùng thuốc hay insulin. Điều quan trọng là bệnh nhân phải giữ ổn định được lượng đường trong máu để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin

2. Dùng insulin có nghĩa là bệnh đã rất trầm trọng, không thể cứu vãn

Sự thật: Đây là một hiểu lầm trầm trọng. Theo Tiến sĩ Jill Crandall, bác sĩ, giáo sư y học lâm sàng và là Giám đốc của đơn vị thử nghiệm lâm sàng bệnh tiểu đường tại Đại học Dược Albert Einstein, Bronx, New York cho biết “Nhiều người cố gắng chăm chỉ tuân theo một chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân lành mạnh trong khi vẫn cần insulin để điều trị tiểu đường”. “Một tỷ lệ lớn những người bị bệnh tiểu đường loại 2 giai đoạn cuối sẽ cần insulin, và chúng tôi không thấy nó có nghĩa là không thể cứu chữa”, cô nói.

Thực tế là bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh có quá trình, nghĩa là bạn có thể thay đổi những thói quen, lối sống để đảm bảo lượng đường trong máu ở phạm vi khỏe mạnh. Ăn uống đúng cách và tập thể dục là những việc rất quan trọng, nhưng nhu cầu dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân cũng có thể khác nhau.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin

3. Insulin có thể gây nguy hiểm tính mạng vì làm giảm lượng đường trong máu 

Sự thật: Không hẳn vậy. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 ít có nguy cơ hạ đường huyết (đường trong máu thấp) so với bệnh nhân bị tiểu đường loại 1.

Tình trạng đường trong máu thấp có thể gây mất ý thức hoặc hôn mê. Tuy nhiên, hầu hết mọi người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng, bao gồm lo lắng, run tay, đổ mồ hôi và thèm ăn.

Tiêu thụ một chút nước đường, nước trái cây, hoặc đường viên có thể khắc phục tình trạng này.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin


4. Nếu phải bổ sung insulin thì cần bổ sung suốt đời

Sự thật: Không nhất thiết, nhu cầu bổ sung insulin tùy thuộc sức khỏe mỗi người. Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể cần insulin tạm thời, chẳng hạn như ngay sau khi được chẩn đoán hoặc trong khi mang thai, trong khi những người khác có thể cần bổ sung vô thời hạn.

Một số những người bị giảm cân nhanh chóng (một cách tự nhiên hoặc với sự trợ giúp của phẫu thuật giảm béo) có thể thấy rằng họ không còn cần insulin, trong khi những người khác cũng giảm cân nhưng vẫn có thể cần nó. Mức độ insulin cần bổ sung chủ yếu phụ thuộc vào mức độ bệnh ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin


5 Uống thuốc tiểu đường tốt hơn so với bổ sung insulin

Sự thật: Không đúng. Thuốc trị tiểu đường dạng uống có thể có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mức độ glucose trong máu, nhhiều người đã sử dụng thuốc hiệu quả trong nhiều năm và rất an toàn. Tuy nhiên, thuốc này không phải có tác dụng với tất cả mọi người.

“Đối với một số người, sử dụng insulin là dễ và tốt nhất vì nó luôn luôn hiệu quả và nó thích hợp với những người thường bị phản ứng với thuốc”, Tiến sĩ Crandall nói.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin


6. Insulin sẽ làm cho bạn tăng cân

Sự thật: Không hoàn toàn đúng: Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể tăng cân sau khi bắt đầu điều trị insulin. Tuy nhiên, bản thân việc điều trị bằng insulin không gây tăng cân. Đó là bởi vì nếu điều trị bệnh tiểu đường đang có tác dụng thì tức là cơ thể bắt đầu xử lý để lượng glucose trong máu ở mức bình thường và kết quả có thể tăng cân. Đây là một lý do tại sao giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là một triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

9 triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường

Nếu bạn gặp các triệu chứng như dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu vì rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tiểu đường.


1. Liên tục khát nước và muốn đi tiểu

Khi mức độ đường trong máu tăng, thận cố gắng để lọc nó khỏi máu của bạn. Khi có quá nhiều lượng đường trong máu, thận sẽ không thể lọc kịp. Lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu của bạn cùng với các chất lỏng trong cơ thể. Hậu quả là bạn đi tiểu thường xuyên hơn vì cơ thể bạn cố gắng loại bỏ đường. Dần dần, nguy cơ này sẽ trở thành mãn tính và nhu cầu uống nước của bạn cũng tăng lên.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


2. Tăng cảm giác đói

Cơ thể bạn cần sử dụng insulin để đưa đường vào các tế bào. Khi bạn bị thiếu insulin, hoặc có khả năng kháng insulin, cơ thể của bạn không thể lưu trữ đường trong các tế bào. Các tế bào cần đường cho năng lượng, bởi vậy, nếu bạn không cung cấp đủ lượng đường, cơ thể bạn không có năng lượng cần thiết. Điều này gây ra cảm giác đói và cảm giác này tăng lên cho tới khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


3. Yếu và mệt

Đói, suy nhược và mệt mỏi là kết quả khi mà cơ thể không sử dụng đúng năng lượng vì không thể đưa glucose (đường) vào trong tế bào. Do vậy, cơ thể không có đủ số lượng năng lượng để hoạt động tối ưu. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược xảy ra.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


4. Giảm cân nhanh chóng

Điều gì xảy ra khi cơ thể bài tiết glucose dư thừa khi bạn ăn mà không lưu trữ lại thành năng lượng cho sau này? Cơ thể đào thải lượng đường trong nước tiểu và làm giảm lượng calo được hấp thụ vào các tế bào. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giảm cân nhanh chóng vì bạn không thể bù đắp lượng calo cho những gì đã mất.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


5. Ngứa ran hoặc tê chân tay

Ngứa ran hoặc tê liệt các chi, hay còn gọi là bệnh thần kinh tiểu đường là một dạng tổn thương thần kinh, thường phát sinh như là một dạng biến chứng của đường huyết cao. Khi nồng độ glucose trong máu cao, nó can thiệp với các tín hiệu truyền qua dây thần kinh. Ngoài ra, các thành các mạch máu nhỏ bị suy yếu, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các dây thần kinh. Điều này thường xảy ra bắt đầu với bàn chân.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


6. Giảm thị lực

Một bộ phận khác cực kỳ nhạy cảm với những tác động của lượng đường trong máu cao là đôi mắt. Khi bịbệnh tiểu đường, tròng mắt bạn có thể sưng lên và thay đổi hình dạng khiến tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


7. Các vết thương lâu lành

Trong một nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi nống độ glucose tăng cao trong máu, nó sẽ khiến các vết thương, nhiễm trùng lâu lành hơn. Đó là vì lượng đường trong máu cao dẫn đến ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ thống miễn dịch. Điều này làm giảm chức năng của các chữa lành vết thương của cơ thể.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường
Ảnh minh họa

8. Dễ bị nhiễm trùng thường xuyên

Tương tự như tình trạng vết thương lâu liền, nhiễm trùng thường xuyên là một triệu chứng gây ra bởi lượng đường trong máu tăng. Phản ứng miễn dịch chậm lại khi lượng đường trong máu tăng có thể dẫn đến một khả năng là gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên, trầm trọng hơn so với những người có lượng đường trong máu ổn định hoặc bình thường.

triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị tiểu đường


9. Khô, ngứa ngoài da

Cơ thể của bạn được cấu tạo với 50% -78% là nước. Do thường xuyên đi tiểu mà cơ thể dễ bị thiếu nước, bao gồm cả ở da, dẫn đến khô da. Da khô, ngứa hoặc có vảy là một triệu chứng phổ biến ngoài da của bệnh tiểu đường vì thận bài tiết nước từ các mô nhiều hơn.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

12 lời khuyên cho người bệnh tiểu đường vào mùa hè

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, mùa hè là thời gian mà những vấn đề sức khỏe có chiều hướng gia tăng và cần được quan tâm chú ý đặc biệt.

Vào mùa hè, tốc độ trao đổi chất của người mắc bệnh tiểu đường thường tăng cao, dễ gây cảm giác đói và khô họng. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là phải giữ cho cơ thể đủ nước và bổ sung những thực phẩm phù hợp. 

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp người bị bệnh tiểu đường duy trì tình trạng sức khỏe tốt trong mùa hè.

1. Cung cấp cho cơ thể lượng trái cây cần thiết

Vào mùa hè, bệnh nhân tiểu đường thường ra mồ hôi rất nhiều, việc giải phóng năng lượng khiến cho cơ thể thường lờ đờ, mệt mỏi, khó tập tập trung. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường, đó là bổ sung lượng trái cây cần thiết, giúp cơ thể không bị mất nước. Các loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng là dưa hấu, đào, các loại quả mọng…

2. Uống nhiều hơn

Ngoài uống nhiều nước, hãy bổ sung cho cơ thể những thức uống bổ dưỡng khác. Bạn có thể chọn trà để làm thức uống bổ sung, nhưng hãy nhớ không được bỏ thêm đường. Có thể nói, trà xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.

12 lời khuyên  cho người bệnh tiểu đường vào mùa hè

3. Bổ sung vitamin

Cung cấp đủ lượng vitamin C và vitamin A sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh khác. Vì vậy, hãy bắt đầu ăn những loại rau quả màu xanh như bí, đậu…. để bổ sung những loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Giữ cơ thể sạch sẽ

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn kiêng hợp lí để giữ gìn sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường còn cần giữ cho cơ thể sạch sẽ. Ra mồ hôi nhiều là một trong những vấn đề mà các bệnh nhân tiểu đường mắc phải. Vì thế, hãy tắm 2 lần trong một ngày, dùng xà phòng hoặc sản phẩm chống khuẩn để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

5. Đừng mặc quá nhiều quần áo

Bạn không nên mặc những loại quần áo có chất liệu quá dày hoặc khó thấm hút mồ hôi. Hãy mặc quần áo với chất liệu cotton hoặc vải lanh để giữ cơ thể luôn khô thoáng và thoải mái. Nếu bạn mặc đồ làm từ sợi tổng hợp, chất vải này sẽ không thấm mồ hôi , hơn nữa còn có thể làm bạn bị phát ban và ngứa. Đây cũng là một cách để giữ sức khỏe trong mùa hè cho các bệnh nhân tiểu đường.

6. Tránh xa những đồ uống có cồn

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần phải tránh sử dụng những đồ uống có cồn, đặc biệt là trong mùa hè, bạn cần tuyệt đối tránh xa nó. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ uống có chất caffeine để đảm bảo sức khỏe.

7. Tập thể dục ở nơi rộng rãi, gần với thiên nhiên.

Một cách giữ sức khỏe hữu dụng khác cho bệnh nhân tiểu đường đó là thường xuyên tập thể dục ở nơi rộng rãi, thoáng khí. Luyện tập thể thao ở trong phòng kín dễ làm đổ mồ hôi, vì thế bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc tới môn bơi lội, chạy bộ hoặc Yoga để có một cơ thể khỏe mạnh.

8. Một vài lời khuyên về thức ăn

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi tham dự những bữa tiệc, cưới hỏi, gặp mặt…. tốt hơn hết nên tránh những món đồ ăn tráng miệng có nhiều đường ,đồ chiên rán, và thay vào đó có thể ăn một chút đồ nướng. Thay vì dùng sốt mayonnaise hay pho mát, hãy thử với nước sốt mù tạt.

12 lời khuyên  cho người bệnh tiểu đường vào mùa hè

9. Chăm sóc bàn chân

Việc giữ gìn vệ sinh đối với bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng. Đặc biệt, mùa hè nóng nực thường khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối ở đôi bàn chân, như sự tấn công của các vi khuẩn, nấm. Để tránh nhiễm bệnh, hãy nhớ làm sạch đôi bàn chân một cách thường xuyên với dung dịch khử trùng, nếu bạn thường xuyên đi giày, hãy chọn những loại tất làm từ chất liệu cotton để bàn chân luôn khô thoáng.

10. Tránh các vết thương hở

Người bị bệnh tiểu đường cần nhớ, không bao giờ được đi chân trần. Một vết cắt bình thường có thể sẽ rất nguy hiểm đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Hãy cố gắng tránh bị những vết thương hở trên cơ thể ,nếu bạn không may bị những vết thương như vậy, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được điều trị.

11. Đừng để bị đói

Những bệnh nhân bị tiểu đường thường có xu hướng bị đói , cảm giác cồn cào. Nếu bạn cố tình lờ đi cơn đói, lượng đường huyết của bạn có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính để cơ thể không rơi vào trạng thái đói . Những đồ ăn nhẹ không đường hay trái cây sẽ là sự lựa chọn thông minh cho bữa phụ giữa bữa sáng và bữa trưa.

12. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên

Hãy kiểm tra lượng đường huyết của bạn một cách thường xuyên. Không bao giờ được quên uống thuốc theo thời gian quy định. Nếu bạn thấy bất kì thay đổi nào trong lượng đường huyết của bạn, hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thừa cân, ít vận động, ăn uống không lành mạnh… là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, vậy những người nào thường có nguy cơ mắc căn bệnh này?

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. 

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương…

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên, một số người được coi là có nguy cơ bị bệnh cao hơn cả.

Dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:


kiến thức bệnh tiểu đường


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Day ấn huyệt ở bệnh nhân tiểu đường

Day mỗi huyệt trong 3 – 4 phút càng nhiều lần càng tốt. Những huyệt này nhằm vào các chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường.

Có thể thực hiện ở một hoặc cả hai chi.

1: Huyệt Nội quan

Công dụng: Điều hòa khí trong cơ thể.

Dùng một ngón tay sờ tìm hai gân trên cổ tay kia. Đánh dấu vùng cách cổ tay một khoảng bằng 1/6 chiều dài từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó xác định huyệt nằm giữa hai gân nói trên. Day huyệt bằng một ngón tay, hoặc bấm huyệt bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Một cách khác là có thể dùng đuôi bút để day ấn huyệt.

2: Huyệt Túc tam lý

Công dụng: Thúc đẩy khí lưu thông trong kinh vị để chữa bụng chướng, đói nhiều và mệt mỏi.

Tìm điểm lõm ở phía ngoài khớp gối. Đặt 4 ngón tay dưới điểm lõm này. Ở ngay rìa ngón út, xác định huyệt nằm cách xương chày một khoảng bằng chiều rộng của ngón tay cái. Có thể cảm thấy hơi tức khi day huyệt này.

3: Huyệt Tam âm giao

Công dụng: Lưu thông khí huyết.

Tìm điểm cao nhất của mắt cá trong. Đặt 4 ngón tay trên điểm này. Xác định điểm nằm trên ngón tay trên cùng và dưới xương chày. Dùng một ngón tay để day huyệt. Có thể cảm thấy hơi tức khi ấn huyệt này.

4: Huyệt Thái khê

Công dụng: Bổ thận để giảm tiểu nhiều, khát và tiểu không tự chủ. Tìm điểm lõm giữa mắt cá trong và rìa của gân liền kề. Day huyệt này.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Món ăn bài thuốc trị tiểu đường

Tiểu đường týp 2 là căn bệnh đang ngày càng phổ biến, xảy ra khi cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc không thể sử dụng được hoóc môn này, khác với bệnh tiểu đường týp 1 xảy ra khi cơ thể không tạo ra insulin.


Trong khi bệnh tiểu đường týp 1 không thể phòng ngừa được, thì chúng ta có thể đề phòng bệnh tiểu đường týp 2 thông qua những thay đổi về lối sống.

Theo Đông y, bệnh tiểu đường được gọi là chứng tiêu khát và được phân làm 3 thể là tiêu khát thượng, tiêu khát trung và tiêu khát hạ. Tiêu khát thượng đặc trưng bởi khát nhiều, tiêu khát trung đặc trưng là đói và tiêu khát hạ đặc trưng là đi tiểu nhiều.

Có những giai đoạn phần lớn người bị tiểu đường biểu hiện các triệu chứng của cả 3 thể này.

Trong Đông y bệnh tiểu đường được cho là có liên quan với nhiều yếu tố: chế độ ăn nhiều chất béo và đường sinh nhiệt trong cơ thể; rối loạn cảm xúc, như trầm cảm; cơ thể suy nhược và các yếu tố khác trong môi trường.

Năm hội chứng hay gặp dẫn tới bệnh tiểu đường:

Chứng thấp nhiệt

• Nguyên nhân: Tiếp xúc với môi trường nóng ẩm và ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán và gia vị cay nóng, khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể. Ăn uống quá nhiều thực phẩm và đồ uống lạnh cũng khiến tì vị suy yếu và dẫn đến thấp.

• Triệu chứng: Khát nhưng không muốn uống, đói nhưng không muốn ăn, đắng miệng, cơ thể có cảm giác nặng nề, chất lưỡi dày, rêu lưỡi vàng nhớt. Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu sẫm màu và mạch nhanh.

• Món ăn: Nấu 100g cần tây với 250g đậu phụ trong dầu ăn. Thêm hành lá, gừng và bột ngô. Thêm muối và dầu mè (dầu vừng) cho dễ ăn.

Âm hư hỏa vượng

• Nguyên nhân: Cơ thể suy nhược do sinh đẻ hoặc tuổi già, nghỉ ngơi không đầy đủ và ăn nhiều đồ nóng.

• Triệu chứng: Miệng và họng khô, khát muốn uống nước lạnh, táo bón và thường xuyên cảm thấy đói dẫn đến ăn nhiều. Người bệnh có thể đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng, rêu lưỡi ít hoặc không có.

• Món ăn: Dùng 50g gạo, 100 – 250g rau cải bó xôi nấu thành cháo.

Khí âm hư

• Nguyên nhân: Tình trạng lưỡng suy này xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh tiểu đường, khi “nhiệt tà” trong cơ thể làm kiệt quệ cả phần khí và phần âm.

• Triệu chứng: Khát nhiều, mệt mỏi, thở nông, không muốn nói, đánh trống ngực, mất ngủ, cảm giác nóng lòng bàn chân bàn tay.

• Món ăn: Dùng 20g mộc nhĩ, 50g thịt nạc và 10g kỷ tử nấu thành canh. Thêm gừng và hành cho dễ ăn.

Âm dương hư

• Nguyên nhân: Âm hư kéo dài sẽ dẫn đến dương hư. Ví dụ, người thường xuyên phải nói nhiều sẽ bị hao tổn phần âm do mất dịch nước bọt và cuối cùng là phải ngưng hoạt động nói, là hoạt động do phần dương chủ trì.

• Triệu chứng: Miệng khô, sợ lạnh, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, chóng mặt, rêu lưỡi dày có in dấu răng. Tình trạng hồi hộp đánh trống ngực và mất ngủ ở những người này sẽ nặng hơn ở người khí âm hư.

• Món ăn: Xào 300g nấm kim châm với 100g thịt lợn. Thêm hành lá, muối và dầu mè (dầu vừng) theo ý thích.

Huyết ứ

• Nguyên nhân: Bệnh mạn tính lâu ngày không điều trị sẽ làm tổn thương kinh lạc trong cơ thể. Phần khí, âm và dương hư kéo dài sẽ dẫn đến tê và cảm giác đau nhức trong người.

•Triệu chứng: Đau ở ngực, eo hoặc lực, và các biến chứng của bệnh tiểu đường ở các mạch máu nhỏ, như tê ở bàn chân.

Lưỡi của người bệnh xỉn màu và môi có màu xanh tím. Người bệnh có thể bị hồi hộp đánh trống ngực và mất ngủ.
Món ăn bài thuốc trị tiểu đường

Day ấn huyệt

Day mỗi huyệt trong 3 – 4 phút càng nhiều lần càng tốt. Những huyệt này nhằm vào các chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường.

Có thể thực hiện ở một hoặc cả hai chi.

1: Huyệt Nội quan

Công dụng: Điều hòa khí trong cơ thể.

Dùng một ngón tay sờ tìm hai gân trên cổ tay kia. Đánh dấu vùng cách cổ tay một khoảng bằng 1/6 chiều dài từ cổ tay đến khuỷu tay, sau đó xác định huyệt nằm giữa hai gân nói trên. Day huyệt bằng một ngón tay, hoặc bấm huyệt bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Một cách khác là có thể dùng đuôi bút để day ấn huyệt.

2: Huyệt Túc tam lý

Công dụng: Thúc đẩy khí lưu thông trong kinh vị để chữa bụng chướng, đói nhiều và mệt mỏi.

Tìm điểm lõm ở phía ngoài khớp gối. Đặt 4 ngón tay dưới điểm lõm này. Ở ngay rìa ngón út, xác định huyệt nằm cách xương chày một khoảng bằng chiều rộng của ngón tay cái. Có thể cảm thấy hơi tức khi day huyệt này.

3: Huyệt Tam âm giao

Công dụng: Lưu thông khí huyết.

Tìm điểm cao nhất của mắt cá trong. Đặt 4 ngón tay trên điểm này. Xác định điểm nằm trên ngón tay trên cùng và dưới xương chày. Dùng một ngón tay để day huyệt. Có thể cảm thấy hơi tức khi ấn huyệt này.

4: Huyệt Thái khê

Công dụng: Bổ thận để giảm tiểu nhiều, khát và tiểu không tự chủ. Tìm điểm lõm giữa mắt cá trong và rìa của gân liền kề. Day huyệt này.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh tiểu đường bằng tuyến tụy

Tuỵ hay còn gọi là lá mía.

Tuyến tuỵ vừa có chức năng tiêu hoá, vừa có chức năng chuyển hoá.


Cấu tạo của tuyến tụy

Chức năng ngoại tiết: là sản xuất ra men tiêu hoá tiết vào ống tuỵ đổ vào ruột non để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn, protein, mỡ, cũng như lượng axit dư từ dạ dày đưa xuống.

Chức năng nội tiết: sản xuất và tiết vào trong máu các nội tiết tố hay gọi là hoocmon để chuyển hoá chủ yếu gồm: Glucagon là hormon polypeptid có tác dụng thúc đẩy phân giải glycogen và tân tạo glucose ở gan, do đó làm tăng nồng độ glucose huyết.

Insulin chuyển hoá glucose giúp tế bào hấp thụ thành năng lượng nuôi cơ thể làm giảm đường huyết xuống, lipocain oxi hoá các chất đặc biệt là axit béo, làm tan mỡ, giảm tích đóng mỡ trong mạch máu, gan nhiễm mỡ.

Tuỵ nội tiết: gồm các nhóm nhỏ tế bào gọi là “tiểu đảo tuỵ” hay tiểu đảo Langerhans tiết ra hoocmon.

Tuỵ nội tiết nằm trong nhu mô của tuỵ ngoại tiết

Khi tuyến tuỵ trục trặc về ngoại tiết ảnh hưởng tiến hoá, nội tiết: tiểu đảo tuỵ trục trặc ảnh hưởng đến chuyển hoá làm đường tăng và các biến chứng kèm theo.

Đặc biệt khi chức năng nội tiết tuyến tuỵ trục trặc, ngoài việc sản xuất hoocmon insulin giảm gây ra bệnh tiểu đường còn làm giảm hoocmon lipocain làm giảm oxi hoá các axit béo, mỡ bị phân huỷ kém, mỡ trong máu tăng cao tạo ra các xơ vữa gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.


NGUYÊN LÝ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

Tiểu đường là dư đường trong máu. Do chức năng nội tiết của tuyến tuỵ không sản xuất đủ hoocmon insulin.

Tiểu đảo tuỵ, nơi sản sinh ra các hoocmon chuyển hoá bị trục trặc, sản sinh ra các hoocmon chuyển hoá không đủ nên gây ra bệnh tiểu đường và biến chứng của tiểu đường.

Để chữa tiểu đường phải bằng cách hồi phục lại tuyến tuỵ. Để tiểu đảo tuỵ trở lại chế độ hoạt động bình thường để sản xuất đủ các hoocmon chuyển hoá sẽ hồi phục tụy chữa tiểu đường và biến chứng của tiểu đường.

Bệnh tiểu đường: khi tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất đủ hoocmon insulin để chuyển hóa đường làm đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Tiểu đường có 2 tuyp: tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2.


– Tuyp 1: tuyến tụy không sản xuất ra hoocmon insulin, đường trong máu tăng cao, thường phải chích mới hạ được đường: bệnh khởi phát đột ngột, ở trẻ em, người ít tuổi dễ mắc, triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều do sụt cân, mắt mờ, dễ cảm, nhiễm trùng, trẻ em chậm lớn.


– Tuyp 2: tuyến tụy còn sản xuất được hoocmon insulin nhưng không đủ hoặc bị kháng insulin không chuyển hóa hết được lượng đường, làm đường trong máu tăng cao hơn bình thường, phải dùng thuốc chứa insulin để hạ đường huyết. Thường theo thời gian phải tăng lượng thuốc. Khi đường quá cao thường phải chuyển qua chích lúc này thường gây ra nhiều biến chứng của tiểu đường.

Tác động của tiểu đường đối với cơ thể:

Tuyến tụy sinh ra insulin nội sinh để chuyển hóa đường tạo năng lượng nuôi cơ thể. Khi bị tiểu đường làm insulin nội sinh giảm hoặc không sản xuất insulin làm lượng đường tăng cao, năng lượng chất nuôi cơ thể giảm đi, làm sức đề kháng giảm, miễn dịch cơ thể giảm, cơ thể dễ sinh bệnh, các cơ quan nội tạng giảm hấp thu và đào thải chất thải, cơ thể sẽ sinh mệt mỏi uể oải, ngại vận động, sút cân. Đặc biệt khi bị tiểu đường làm cho chuyển hóa mỡ máu tăng cao, sự làm tan mỡ kém đi, mỡ trong hệ tuần hoàn mạch máu tăng cao tạo ra các xơ vữa mảng bám trong các thành mạch máu làm hẹp các động mạch, tỉnh mạch, mao mạch, cản trở vận chuyển máu đến nuôi cơ thể, hệ lụy của nó là:

– Ảnh hưởng làm hẹp mạch máu nuôi não dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não, tạo ra các cơn đau đầu, váng đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, khi bị tắc mạch máu não gây ra tai biến, nhũn não.

– Ảnh hưởng tới mắt: Các mạch máu, mao mạch, trong mắt bị xơ vữa làm hẹp lại máu không đủ nuôi mắt làm mắt mờ dần, mắt khô, một số mao mạch có thể bị vỡ làm chảy máu mắt. Khi bị nặng có thể mù mắt.

– Ảnh hưởng tới tim: mảng, xơ vữa, mỡ máu, theo mạch máu bám vào các van tim làm van tim dầy lên, gây hẹp khiết các van tim lại dẫn đến máu hút về tim không đủ hoặc máu đẩy đi bị chặn lại làm tăng áp lực các ngăn tim, tim bị giản nở dẫn đến suy tim, thay van tim.

Mảng bám vào động mạch vành làm hẹp hoặc tắc mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ giảm động của các thành tim dẫn đến suy tim. Nếu hẹp nhiều và tắc mạch vành thường phải đặt ten để thông mạch máu hoặc mỗ nối bắc cầu qua đoạn tắc. Nếu mãng xơ vữa mạch vành vỡ đột ngột làm tắc toàn bộ mạch vành không cho máu nuôi tim hoạt động sẽ gây đột quỵ, tim ngừng hoạt động.
– Ngoài ra xơ vữa mạch máu làm viêm tắc mạch máu làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, tác động vào gan làm tăng men gan, độc tố gan, gan nhiễm mỡ, tăng acid urid trong máu, suy thận, tăng huyết áp, làm giảm miễm dịch khi bị vết thương nhiễm trùng khó lành.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Uống nhiều rượu - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Việc thường xuyên uống một lượng rượu lớn sẽ khiến tụy bị suy yếu, gây rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như sỏi tụy, cổ trướng… và đặc biệt là tiểu đường.


Uống nhiều rượu - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Rượu hủy hoại nhiều cơ quan nội tạng.

Lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy mạn tính. Tổn thương không hồi phục, xơ hóa từ từ, dẫn tới phá hủy nhu mô tụy, làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng của cơ quan này.

Ở các nước phương Tây, khoảng 60-70% bệnh nhân viêm tụy mạn tính có dấu hiệu lạm dụng rượu. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau đó khoảng 10 năm. Theo thời gian, tụy giảm sản xuất các men tiêu hóa, dẫn tới kém hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, canxi lắng đọng gây sỏi. Tụy yếu cũng gây thiếu insulin, dẫn đến tiểu đường.

Tính từ lúc tụy bắt đầu viêm cho đến khi bệnh tiểu đường xuất hiện thường mất chừng vài năm. Nếu không được ngăn chặn, viêm tụy mạn sẽ gây nhiều biến chứng như: Nang giả tụy (hình thành từ dịch tụy bị ứ đọng, gây đau bụng dữ dội, nôn, mệt mỏi), cổ trướng, tắc ống mật chủ gây vàng da, tắc ruột, chảy máu hoặc tắc các mạch máu xung quanh tụy, ung thư tụy.

Khoảng 1/3 các ca viêm tụy mạn có hiện của bệnh tiểu đường do thiếu insulin. Bệnh nhân khát, tiểu nhiều, gầy sút cân rõ rệt nếu không được điều trị.

Các triệu chứng viêm tụy bao gồm: Đau bụng dai dẳng ở vùng dưới sườn bên trái, lan ra sau lưng và ngày càng tăng; nhất là khi ăn; sụt cân, rối loạn tiêu hóa.

Để ngăn ngừa tiểu đường và các hệ quả khác của chứng viêm tụy, nên hạn chế uống rượu. Nếu bạn có thói quen lạm dụng thứ đồ uống này, cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhất là khi xuất hiện các cơn đau.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Phòng tiểu đường không khó

Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rất “thời thượng” vì tốc độ phát triển đã gia tăng quá nhanh trong thời gian gần đây.


Phòng tiểu đường không khó

Vì sao mắc bệnh này và làm cách nào phòng tránh là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bình thường, chất đường từ thực phẩm ăn vào sẽ hấp thu vào máu, sau đó được đưa vào tế bào cơ quan bộ phận trong cơ thể nhờ chất insulin là một nội tiết tố do tuyến tuỵ tiết ra. Ở người đái tháo đường, chất insulin này được tiết ra không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, vượt khả năng giữ lại của thận, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, đến nay đã thấy có rất nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể, yếu tố di truyền được đề cập khá mật thiết.

Trên một số cơ địa đặc biệt, khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sẽ dễ dàng phát thành bệnh. Những căng thẳng (stress) về thể chất hay tinh thần sẽ làm tăng các nội tiết tố gây stress và làm tăng đường huyết. Những nhiễm trùng siêu vi cúm, quai bị, Rubella, Coxsackie B… hoặc một số loại thuốc có thể làm tổn thương tuyến tuỵ gây giảm tiết insulin.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đái tháo đường có thể là một bệnh tự miễn, tức là bệnh do cơ thể tự sinh ra các chất chống lại chính tuyến tuỵ của ta. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh bệnh đái tháo đường loại 2 (thường gặp ở người 45 tuổi trở lên) là các rối loạn chuyển hoá của cơ thể như thừa cân béo phì, ít vận động cơ thể, tăng mỡ trong máu, cao huyết áp, viêm tuỵ, rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường, phụ nữ có tiền căn sinh con trên 4 kg (đái tháo đường thai kỳ)…

Như vậy, mặc dù có ảnh hưởng của các yếu tố di truyền – cơ địa nhưng việc phòng tránh đái tháo đường xảy ra trên từng cá thể vẫn có thể thực hiện được. Cụ thể bằng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, giữ mức cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Một chế độ ăn nhiều rau (khuyến cáo 300g rau, củ/ngày cho người trưởng thành), khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, thay một phần thịt bằng cá và đậu hũ, hạn chế thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ và các thức ăn, thức uống ngọt nhiều đường, kiểm soát lượng muối ăn… là rất cần thiết cho sức khoẻ. Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và liên tục 4 – 6 ngày/tuần là phương thức vận động thích hợp cho hầu hết các đối tượng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày cần bước đi từ 6000 đến 10.000 bước là rất tốt.

Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và thử đường huyết (sau khi nhịn đói 8 giờ) là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp ích cho việc điều trị và hạn chết các biến chứng nặng nề của bệnh./.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Tai biến mạch máu não - biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.


Giúp người bệnh kiểm soát bệnh và đề phòng những tai biến có thể xảy ra, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo bài viết về vấn đề này của GS.TS. Trần Đức Thọ, Chủ tịch Hội Nội tiết – đái tháo đường Việt Nam.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tai biến mạch máu não.

bien-chung-cua-benh-tieu-duong
Biến chứng của bệnh tiểu đường là tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là sự rối loạn tuần hoàn não dưới dạng cấp tính, bệnh xuất hiện đột ngột trong vài giây hoặc có thể xuất hiện nhanh trong vài giờ với các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt chi, mất ngôn ngữ, mất phản xạ, xuất huyết não… Người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời,

nếu qua khỏi thì cũng giảm tuổi thọ nghiêm trọng và suy giảm nhiều chức năng của cơ thể, thậm chí tàn phế. Đối với bệnh nhân tiểu đường, nhiều trường hợp tử vong do nhồi máu não, đặc biệt là nhồi máu ổ khuyết.

Tăng huyết áp
tang-huyet-ap
Tăng huyết áp biến chứng của bệnh tiểu đường
Là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Tăng huyết áp kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 – 3 lần so với nhóm không bị. Đối với Tiểu đường tuýp 1, tăng huyết áp xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.

Tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…

Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm mỡ máu, có lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân ĐTĐ, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.

Tắc mạch gây nhồi máu não

Dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị ĐTĐ, phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg… cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ… cần phải đi khám bệnh ngay. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên hoặc nồng độ glucose huyết tương lúc đói. Kết quả này được khẳng định lại bằng xét nghiệm lần thứ 2.

Xác định TBMMN dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phần biệt bệnh nhân TBMMN não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não…

Kiểm soát đái tháo đường và phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp. Cụ thể: glucose lúc đói nhỏ hơn hoặc bằng 7mmol/lit (<126mg/dl); glucose huyết sau ăn nhỏ hơn hoặc bằng 10,0mmol/l; HbA1C <6,2%; Cholesterol toàn phần nhỏ hơn hoặc bằng 4,5mmol/l; triglycerid <1,5mmol/l; LDL- C < 2,5mmol/l.

Để không những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nhất thiết các bệnh nhân này cần ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít mỡ, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê… Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó cần thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, kiểm soát cân nặng.

Kiểm soát tăng huyết áp chống phù não có thể bằng glycerol (không được sử dụng manital, uống aspegic 50mg mỗi ngày). Tuy nhiên sử dụng các thuốc này phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Các trường hợp có biểu hiện tai biến mạch máu não cần phải đi cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội