Tiểu đường là tình trạng mà lượng đường (glucose) trong máu quá cao do cơ thể không thể tích trữ nó đúng cách. Thai phụ khi mắc tiểu đường dễ tử vong gấp 10 lần bình thường.
Bị tiểu đường khi mang thai có thể gặp những biến chứng như cao huyết áp, viêm bể thận, xuất huyết võng mạc dẫn đến mù sau khi sinh, tiền sản giật, đặc biệt là nhiễm trùng hậu sản...
Glucose là sản phẩm của quá trình tiêu hóa các loại thức ăn giàu tinh bột như bánh mỳ và gạo. Còn insulin, một hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp cơ thể sử dụng glucose chuyển hóa thành năng lượng.
Có 3 dạng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bạn khi mang thai:
Tiểu đường tuýp 1
Cẩn trọng khi chọn thực phẩm trong thai kỳ để tránh bị tiểu đường.
Có 3 dạng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bạn khi mang thai:
Tiểu đường tuýp 1
Cẩn trọng khi chọn thực phẩm trong thai kỳ để tránh bị tiểu đường.
Dạng tiểu đường này hình thành khi cơ thể bạn không thể sản xuất ra insulin. Nó thường bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, và hầu hết phụ nữ bị tiểu đường tuýp 1 đều biết được tình trạng của mình trước khi mang thai. Những người bị tiểu đường tuýp 1 phải dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiểu đường tuýp 2
Dạng tiểu đường này phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất ra đủ insulin hoặc khi insulin được sản xuất ra hoạt động không hiệu quả. Bệnh này thường xuất hiện ở những người thừa cân và thường được chẩn đoán ở những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở những lứa tuổi nhỏ hơn, đặc biệt là ở người châu Á và người gốc Phi.
Bạn có thể biết được mình bị tiểu đường tuýp 2 trước khi mang thai, hoặc có thể chẩn đoán được trong thai kỳ. Tiểu đường tuýp 2 có thể chữa bằng thuốc viên để làm giảm lượng đường trong máu, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng cách tiêm thêm insulin.
Tiểu đường thai kỳ
Dạng tiểu đường này chỉ xảy ra khi bạn mang thai. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường phổ biến hơn ở nửa cuối. Bạn sẽ bị tiểu đường thai kỳ khi cơ thể không sản xuất được đủ lượng insulin nhằm đáp ứng nhu cầu khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau khi bạn đã sinh bé.
Thai phụ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
Bị tiểu đường khi mang thai có thể khiến cả bạn và con có nguy cơ bị nhiều biến chứng. Những nguy cơ này có thể được giảm đi, nhưng việc đó chủ yếu dựa vào dạng bệnh tiểu đường nào mà bạn đang mắc phải.
Nếu bạn đã bị tiểu đường trước thai kỳ
Nếu bạn đã bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, bạn có nguy cơ:
Đẻ con lớn, làm tăng nguy cơ sinh khó, phải can thiệp hoặc mổ lấy thai
Bị sảy thai
Những người bị tiểu đường tuýp 1 có thể gặp phải nhiều vấn đề mới, hoặc những vấn đề hiện có trở nên trầm trọng hơn đối với võng mạc mắt và thận (bệnh thận do tiểu đường). Bé sẽ có nguy cơ:
Không thể phát triển bình thường và có những dị tật bẩm sinh, đặc biệt là bất thường về tim.
Bị chết non hoặc chết ngay sau sinh
Gặp phải những vấn đề về sức khỏe ngay sau khi sinh ra (chẳng hạn như các vấn đề về tim hay hô hấp) và cần sự chăm sóc tại bệnh viện.
Nguy cơ bị béo phì hoặc bị tiểu đường khi lớn lên.
Giảm thiểu nguy cơ trong trường hợp tiểu đường trước mang thai
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe của chính bạn và của con là đảm bảo bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt trước khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể được giới thiệu đến khám tiểu đường tại bệnh viện trước khi quyết định mang thai. Hãy tìm các dịch vụ hỗ trợ bệnh tiểu đường ở gần nơi bạn sinh sống.
Bạn nên đề nghị được thực hiện một xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm HbA1c, cho phép đánh giá mức độ glucose trong máu. Mức độ tốt nhất nên là 6,1% trước khi bạn mang thai.
Nếu mức độ bạn nhận được cao hơn như thế, bạn cần được kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn trước khi thụ thai nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng cho cả bạn và con. Bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường của bạn có thể cùng bạn thảo luận cách tốt nhất để thực hiện việc này.
Vai trò của axit folic
Những phụ nữ bị tiểu đường nên dùng một liều cao axit folic. Liều bình thường hàng ngày dành cho những phụ nữ đang có ý định có thai và những phụ nữ đang mang thai là 400 micrograms. Bác sĩ có thể kê toa axit folic liều cao cho bạn. Dùng axit folic giúp ngăn ngừa cho bé tránh khỏi những khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống cổ. Bạn nên dùng axit folic cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Bổ sung acid folic có trong các loại hoa quả tươi.
Tiểu đường tuýp 2
Dạng tiểu đường này phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất ra đủ insulin hoặc khi insulin được sản xuất ra hoạt động không hiệu quả. Bệnh này thường xuất hiện ở những người thừa cân và thường được chẩn đoán ở những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở những lứa tuổi nhỏ hơn, đặc biệt là ở người châu Á và người gốc Phi.
Bạn có thể biết được mình bị tiểu đường tuýp 2 trước khi mang thai, hoặc có thể chẩn đoán được trong thai kỳ. Tiểu đường tuýp 2 có thể chữa bằng thuốc viên để làm giảm lượng đường trong máu, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng cách tiêm thêm insulin.
Tiểu đường thai kỳ
Dạng tiểu đường này chỉ xảy ra khi bạn mang thai. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường phổ biến hơn ở nửa cuối. Bạn sẽ bị tiểu đường thai kỳ khi cơ thể không sản xuất được đủ lượng insulin nhằm đáp ứng nhu cầu khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau khi bạn đã sinh bé.
Thai phụ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
Bị tiểu đường khi mang thai có thể khiến cả bạn và con có nguy cơ bị nhiều biến chứng. Những nguy cơ này có thể được giảm đi, nhưng việc đó chủ yếu dựa vào dạng bệnh tiểu đường nào mà bạn đang mắc phải.
Nếu bạn đã bị tiểu đường trước thai kỳ
Nếu bạn đã bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, bạn có nguy cơ:
Đẻ con lớn, làm tăng nguy cơ sinh khó, phải can thiệp hoặc mổ lấy thai
Bị sảy thai
Những người bị tiểu đường tuýp 1 có thể gặp phải nhiều vấn đề mới, hoặc những vấn đề hiện có trở nên trầm trọng hơn đối với võng mạc mắt và thận (bệnh thận do tiểu đường). Bé sẽ có nguy cơ:
Không thể phát triển bình thường và có những dị tật bẩm sinh, đặc biệt là bất thường về tim.
Bị chết non hoặc chết ngay sau sinh
Gặp phải những vấn đề về sức khỏe ngay sau khi sinh ra (chẳng hạn như các vấn đề về tim hay hô hấp) và cần sự chăm sóc tại bệnh viện.
Nguy cơ bị béo phì hoặc bị tiểu đường khi lớn lên.
Giảm thiểu nguy cơ trong trường hợp tiểu đường trước mang thai
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe của chính bạn và của con là đảm bảo bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt trước khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể được giới thiệu đến khám tiểu đường tại bệnh viện trước khi quyết định mang thai. Hãy tìm các dịch vụ hỗ trợ bệnh tiểu đường ở gần nơi bạn sinh sống.
Bạn nên đề nghị được thực hiện một xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm HbA1c, cho phép đánh giá mức độ glucose trong máu. Mức độ tốt nhất nên là 6,1% trước khi bạn mang thai.
Nếu mức độ bạn nhận được cao hơn như thế, bạn cần được kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn trước khi thụ thai nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng cho cả bạn và con. Bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường của bạn có thể cùng bạn thảo luận cách tốt nhất để thực hiện việc này.
Vai trò của axit folic
Những phụ nữ bị tiểu đường nên dùng một liều cao axit folic. Liều bình thường hàng ngày dành cho những phụ nữ đang có ý định có thai và những phụ nữ đang mang thai là 400 micrograms. Bác sĩ có thể kê toa axit folic liều cao cho bạn. Dùng axit folic giúp ngăn ngừa cho bé tránh khỏi những khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống cổ. Bạn nên dùng axit folic cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Bổ sung acid folic có trong các loại hoa quả tươi.
Chế độ điều trị của bạn
Chế độ điều trị bệnh tiểu đường của bạn có thể vẫn giữ nguyên trong khi mang thai hoặc có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn dùng thuốc để điều trị các tình trạng liên quan đến bệnh tiểu đường như huyết áp cao, thận... thì những loại thuốc này có thể phải được điều chỉnh lại.
Và có một việc rất quan trọng, đó là bạn phải tuân thủ một cách nghiêm túc các buổi hẹn khám bệnh để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và ứng phó kịp với bất cứ thay đổi hay biến chứng nào.
Bạn cũng cần và phải được theo dõi lượng đường trong máu của mình thường xuyên trong quá trình mang thai. Mắt và thận của bạn có thể cần được thường xuyên kiểm tra để bảo đảm rằng tình trạng của chúng không xấu đi, vì tình trạng xấu đi này là điều rất dễ xảy ra. Bạn cũng có thể thấy rằng khi kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường, bạn sẽ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) nhiều hơn. Việc này vô hại với con của bạn, nhưng bạn và chồng của mình cần biết cách đối phó với chúng. Hãy tìm hiểu thêm về cách xử lý khi bị hạ đường huyết, đồng thời trao đổi thêm với bác sĩ và chuyên gia về bệnh tiểu đường của bạn.
Khả năng bị tiểu đường thai kỳ
Bạn có nhiều khả năng bị tiểu đường thai kỳ nếu như:
Bạn bị thừa cân trước khi mang thai, có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 30 (hãy dùng công cụ tính BMI). Lưu ý rằng công thức tính này không áp dụng trong thời gian bạn mang thai.
Bạn đã từng sinh một em bé khá to, có cân nặng trên 4,5 kg.
Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây.
Bạn có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị tiểu đường.
Bạn có xuất xứ từ Nam Á, vùng Trung Đông hoặc vùng Caribbean – nơi đây tồn tại những nhóm dân tộc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao.
Nếu nằm trong bất kỳ nhóm nguy cơ nào ở trên, bạn nên thực hiện một xét nghiệm tổng quát xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bạn có thể được cung cấp một bộ công cụ thử nghiệm tại nhà để kiểm tra lượng đường trong máu, hoặc được cung cấp một xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT hoặc GTT) ở tuần thai thứ 28 và có thể sớm hơn nếu đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó.
Xét nghiệm GTT là phương pháp thử máu được thực hiện sau một khoảng thời gian không ăn. Bạn sẽ được thông báo về độ dài của khoảng thời gian “nhịn đói” trước khi làm xét nghiệm (thường là qua đêm). Sau đó bạn sẽ được yêu cầu uống một cốc glucose và thực hiện thêm một xét nghiệm máu khác sau đó 2 giờ.
Nguy cơ đối với mẹ và bé khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ
Sinh con quá to, làm tăng nguy cơ sinh khó, phải can thiệp sinh hoặc sinh mổ.
Thai chết lưu.
Bé gặp các vấn đề về sức khỏe ngay sau khi sinh (chẳng hạn như các vấn đề về tim và hô hấp) phải cần đến sự chăm sóc y tế.
Bé có nguy cơ bị béo phì hoặc bị tiểu đường khi lớn lên.
Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn cách chọn thực phẩm như thế nào để giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn cũng sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn không ổn định, hoặc em bé của bạn được siêu âm cho thấy quá lớn, bạn có thể phải uống thuốc hoặc tiêm insulin.
Dù là mắc phải loại tiểu đường nào thì bạn cũng phải thường xuyên đi khám thai, đôi khi có thể mất thời gian một chút, để theo dõi sức khỏe cũng như diễn tiến phát triển của cả bạn và thai nhi. Bạn cũng sẽ được cung cấp những lời khuyên về chế độ ăn uống và điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ và quá trình sinh nở
Nếu bạn bị tiểu đường, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên sinh con với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia thai sản hàng đầu của bệnh viện. Hãy tìm hiểu thêm về việc sinh con trong bệnh viện.
Em bé sinh ra từ những người mẹ bị tiểu đường thường lớn hơn bình thường. Đó là do đường trong máu được truyền trực tiếp từ mẹ sang con, nên nếu bạn có mức đường trong máu cao thì con bạn sẽ phải sản xuất thêm nhiều insulin hơn để điều hòa. Và điều đó có thể dẫn đến việc con bạn trữ nhiều chất béo và mô hơn. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong khi sinh nở và cần đến chuyên môn cao của nhóm bác sĩ tại bệnh viện.
Sau khi sinh
Trong khoảng từ 2 - 4 tiếng đồng hồ sau khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu chích từ gót chân, để kiểm tra xem liệu lượng đường trong máu có quá thấp hay không. Hãy cho con bú càng sớm càng tốt sau khi bé được sinh ra (trong vòng 30 phút đầu tiên) để giúp lượng đường huyết của con ở mức an toàn.
Nếu lượng đường huyết của con không thể giữ ở mức an toàn, bé có thể cần đến sự chăm sóc đặc biệt. Bạn hãy tìm hiểu thêm về chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho bé sơ sinh. Con bạn có thể được cho uống thuốc giọt để làm tăng lượng đường trong máu.
Sau khi sinh, bạn không cần nhiều insulin để kiểm soát lượng đường máu như trước nữa. Bạn có thể giảm liều insulin xuống mức như trước khi mang thai, hoặc nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn có thể quay trở lại dùng các loại thuốc mà bạn vẫn dùng trước khi mang thai.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể ngưng sử dụng tất cả các biện pháp điều trị một khi đã sinh xong. Bạn sẽ được đề nghị thực hiện một xét nghiệm để kiểm tra mức đường huyết trước khi từ bệnh viện về nhà, và vào đợt kiểm tra hậu sản vào 6 tuần trước khi sinh nở, ngoài ra bạn cũng sẽ được tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện thể dục dành cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường.
Chế độ điều trị bệnh tiểu đường của bạn có thể vẫn giữ nguyên trong khi mang thai hoặc có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn dùng thuốc để điều trị các tình trạng liên quan đến bệnh tiểu đường như huyết áp cao, thận... thì những loại thuốc này có thể phải được điều chỉnh lại.
Và có một việc rất quan trọng, đó là bạn phải tuân thủ một cách nghiêm túc các buổi hẹn khám bệnh để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và ứng phó kịp với bất cứ thay đổi hay biến chứng nào.
Bạn cũng cần và phải được theo dõi lượng đường trong máu của mình thường xuyên trong quá trình mang thai. Mắt và thận của bạn có thể cần được thường xuyên kiểm tra để bảo đảm rằng tình trạng của chúng không xấu đi, vì tình trạng xấu đi này là điều rất dễ xảy ra. Bạn cũng có thể thấy rằng khi kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường, bạn sẽ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) nhiều hơn. Việc này vô hại với con của bạn, nhưng bạn và chồng của mình cần biết cách đối phó với chúng. Hãy tìm hiểu thêm về cách xử lý khi bị hạ đường huyết, đồng thời trao đổi thêm với bác sĩ và chuyên gia về bệnh tiểu đường của bạn.
Khả năng bị tiểu đường thai kỳ
Bạn có nhiều khả năng bị tiểu đường thai kỳ nếu như:
Bạn bị thừa cân trước khi mang thai, có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 30 (hãy dùng công cụ tính BMI). Lưu ý rằng công thức tính này không áp dụng trong thời gian bạn mang thai.
Bạn đã từng sinh một em bé khá to, có cân nặng trên 4,5 kg.
Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây.
Bạn có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị tiểu đường.
Bạn có xuất xứ từ Nam Á, vùng Trung Đông hoặc vùng Caribbean – nơi đây tồn tại những nhóm dân tộc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao.
Nếu nằm trong bất kỳ nhóm nguy cơ nào ở trên, bạn nên thực hiện một xét nghiệm tổng quát xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bạn có thể được cung cấp một bộ công cụ thử nghiệm tại nhà để kiểm tra lượng đường trong máu, hoặc được cung cấp một xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT hoặc GTT) ở tuần thai thứ 28 và có thể sớm hơn nếu đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó.
Xét nghiệm GTT là phương pháp thử máu được thực hiện sau một khoảng thời gian không ăn. Bạn sẽ được thông báo về độ dài của khoảng thời gian “nhịn đói” trước khi làm xét nghiệm (thường là qua đêm). Sau đó bạn sẽ được yêu cầu uống một cốc glucose và thực hiện thêm một xét nghiệm máu khác sau đó 2 giờ.
Nguy cơ đối với mẹ và bé khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ
Sinh con quá to, làm tăng nguy cơ sinh khó, phải can thiệp sinh hoặc sinh mổ.
Thai chết lưu.
Bé gặp các vấn đề về sức khỏe ngay sau khi sinh (chẳng hạn như các vấn đề về tim và hô hấp) phải cần đến sự chăm sóc y tế.
Bé có nguy cơ bị béo phì hoặc bị tiểu đường khi lớn lên.
Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn cách chọn thực phẩm như thế nào để giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn cũng sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn không ổn định, hoặc em bé của bạn được siêu âm cho thấy quá lớn, bạn có thể phải uống thuốc hoặc tiêm insulin.
Dù là mắc phải loại tiểu đường nào thì bạn cũng phải thường xuyên đi khám thai, đôi khi có thể mất thời gian một chút, để theo dõi sức khỏe cũng như diễn tiến phát triển của cả bạn và thai nhi. Bạn cũng sẽ được cung cấp những lời khuyên về chế độ ăn uống và điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ và quá trình sinh nở
Nếu bạn bị tiểu đường, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên sinh con với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia thai sản hàng đầu của bệnh viện. Hãy tìm hiểu thêm về việc sinh con trong bệnh viện.
Em bé sinh ra từ những người mẹ bị tiểu đường thường lớn hơn bình thường. Đó là do đường trong máu được truyền trực tiếp từ mẹ sang con, nên nếu bạn có mức đường trong máu cao thì con bạn sẽ phải sản xuất thêm nhiều insulin hơn để điều hòa. Và điều đó có thể dẫn đến việc con bạn trữ nhiều chất béo và mô hơn. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong khi sinh nở và cần đến chuyên môn cao của nhóm bác sĩ tại bệnh viện.
Hãy tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ về việc sinh nở nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ |
Trong khoảng từ 2 - 4 tiếng đồng hồ sau khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu chích từ gót chân, để kiểm tra xem liệu lượng đường trong máu có quá thấp hay không. Hãy cho con bú càng sớm càng tốt sau khi bé được sinh ra (trong vòng 30 phút đầu tiên) để giúp lượng đường huyết của con ở mức an toàn.
Nếu lượng đường huyết của con không thể giữ ở mức an toàn, bé có thể cần đến sự chăm sóc đặc biệt. Bạn hãy tìm hiểu thêm về chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho bé sơ sinh. Con bạn có thể được cho uống thuốc giọt để làm tăng lượng đường trong máu.
Sau khi sinh, bạn không cần nhiều insulin để kiểm soát lượng đường máu như trước nữa. Bạn có thể giảm liều insulin xuống mức như trước khi mang thai, hoặc nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn có thể quay trở lại dùng các loại thuốc mà bạn vẫn dùng trước khi mang thai.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể ngưng sử dụng tất cả các biện pháp điều trị một khi đã sinh xong. Bạn sẽ được đề nghị thực hiện một xét nghiệm để kiểm tra mức đường huyết trước khi từ bệnh viện về nhà, và vào đợt kiểm tra hậu sản vào 6 tuần trước khi sinh nở, ngoài ra bạn cũng sẽ được tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện thể dục dành cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét